Thời gian làm việc của nhân viên y tế chuyên khoa lao theo quy định hiện nay là bao nhiêu giờ? Chỉ cần làm 7h/ngày có được không?
Thời gian làm việc bình thường quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian làm việc bình thường như sau:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Thời gian làm việc của nhân viên y tế chuyên khoa lao theo quy định hiện nay là bao nhiêu giờ? Chỉ cần làm 7h/ngày có được không?
Văn bản nào có quy định cụ thể về thời gian làm việc của nhân viên y tế chuyên khoa lao? Chỉ cần làm việc 7h/ngày được không?
Về vấn đề anh nêu, thì Ban hỗ trợ không tìm thấy có văn bản quy định bác sỹ, y tá tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao thì làm 7 giờ/ngày. Tuy nhiên, tại Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT quy định như sau:
"3. Thời gian làm việc: người hành nghề được đăng ký thời gian làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh toàn thời gian hoặc một phần thời gian nhưng phải theo quy định của pháp luật về lao động.
a) Người làm việc toàn thời gian là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký hoặc người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày. Ví dụ:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động 09h00 - 16h00 và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải là người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở đăng ký hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
b) Người làm việc một phần thời gian là người đăng ký làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không đủ thời gian quy định tại Điểm a Khoản này."
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì người hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký thời gian khám, chữa bệnh tại bệnh viện toàn thời gian (làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian mà bệnh viện đã đăng ký hoặc làm đầy đủ thời gian mà bệnh viện đăng ký hoạt động đối với bệnh viện đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày) hoặc đăng ký làm việc một phần thời gian theo quy định trên mà thôi.
Trường hợp này của mình thì phải xem bệnh việc đăng ký hoạt động thời gian cụ thể như thế nào chứ về mặt quy định là không có quy định trường hợp làm 7 giờ/ngày đối với công việc mà anh nêu.
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không?
Theo Mục 1.2 Chương VI Quyết định 838/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn An toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành quy định:
"1.2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:
...
- Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv."
Theo đó, hiện không có văn bản quy định về việc nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc, mà chỉ có quy định giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên y tế bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển nhân viên y tế từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?