Thời gian lưu trú của phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân là bao lâu?
Cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về là đơn vị do ai thành lập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân là đơn vị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu biên giới thành lập. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thống nhất quản lý nhà nước đối với các cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc sử dụng các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương để phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân.
3. Tùy điều kiện, tình hình thực tế của công tác tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định quy mô, nội quy và biên chế cán bộ (hoặc sử đụng đội ngũ cán bộ của cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh) để phục vụ cho công tác này
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu biên giới thành lập.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thống nhất quản lý nhà nước đối với các cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Thời gian lưu trú của phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân là bao lâu? (Hình từ Internet)
Cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
Nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Tổ chức hỗ trợ về sức khỏe, tâm lý, giáo dục cho nạn nhân sau khi tiếp nhận phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.
2. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho nạn nhân.
3. Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
4. Hỗ trợ các cơ quan liên quan tiếp tục xác minh nhân thân, địa chỉ và đưa nạn nhân trở về gia đình, cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hỗ trợ về sức khỏe, tâm lý, giáo dục cho nạn nhân sau khi tiếp nhận phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.
- Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho nạn nhân.
- Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
- Hỗ trợ các cơ quan liên quan tiếp tục xác minh nhân thân, địa chỉ và đưa nạn nhân trở về gia đình, cộng đồng.
Thời gian lưu trú của phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về thời gian lưu trú của nạn nhân tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân và cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
Thời gian lưu trú của nạn nhân tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân và cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Thời gian nạn nhân lưu trú tại các cơ sở tiếp nhận nạn nhân không quá 15 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận.
2. Thời gian nạn nhân lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân không quá 30 ngày; đối với nạn nhân cần hỗ trợ về sức khoẻ, giáo dục, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì thời gian lưu trú có thể dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian lưu trú của phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân không quá 30 ngày. Đối với nạn nhân cần hỗ trợ về sức khỏe, giáo dục thì thời gian lưu trú có thể dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?