Thời gian lưu trú của trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân là bao lâu?
- Cơ sở nào là cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
- Cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ nào?
- Thời gian lưu trú của trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân là bao lâu?
- Cơ quan nào chủ trì công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
Cơ sở nào là cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về cơ sở tiếp nhận nạn nhân như sau:
Cơ sở tiếp nhận nạn nhân
1. Đồn Công an cửa khẩu sân bay quốc tế, Công an huyện biên giới do Công an tỉnh, thành phố được Bộ Công an ủy quyền lựa chọn, đồn Biên phòng cửa khẩu tổ chức cơ sở tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể và quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của cơ sở tiếp nhận nạn nhân theo quy định tại Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là đồn Công an cửa khẩu sân bay quốc tế, Công an huyện biên giới do Công an tỉnh, thành phố được Bộ Công an ủy quyền lựa chọn, đồn Biên phòng cửa khẩu tổ chức cơ sở tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về.
Cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Hình từ Internet)
Cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ của cơ sở tiếp nhận nạn nhân như sau:
Nhiệm vụ của cơ sở tiếp nhận nạn nhân
1. Tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hội Phụ nữ nơi tiếp nhận tổ chức hỗ trợ ban đầu về ăn, ở, sức khỏe và tư vấn cho nạn nhân; bàn giao nạn nhân cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hội Phụ nữ nơi tiếp nhận tổ chức hỗ trợ ban đầu về ăn, ở, sức khỏe và tư vấn cho nạn nhân; bàn giao nạn nhân cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận.
Thời gian lưu trú của trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Thời gian lưu trú của nạn nhân tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân và cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Thời gian nạn nhân lưu trú tại các cơ sở tiếp nhận nạn nhân không quá 15 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận.
2. Thời gian nạn nhân lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân không quá 30 ngày; đối với nạn nhân cần hỗ trợ về sức khoẻ, giáo dục, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì thời gian lưu trú có thể dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian lưu trú của trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân là không quá 15 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận.
Cơ quan nào chủ trì công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) thực hiện công tác hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân tại các cơ sở tiếp nhận.
2. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trọ nạn nhân; hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân, chế độ hỗ trợ học nghề, hỗ trợ vốn vay; chỉ đạo thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân do Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng bàn giao; hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân tại các cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, xác nhận nạn nhân tự trở về không qua tiếp nhận.
3. Chủ trì, phối hợp Với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thống kê, khảo sát tình hình nạn nhân trở về, đánh giá công tác tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân, định kỳ báo cáo Chính phủ.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hỗ trợ nạn nhân; lập dự án trình Chính phủ quyết định trong trường hợp có tài trợ của nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Lao động Thương binh Xã hội chủ trì công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) thực hiện công tác hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân tại các cơ sở tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?