Thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông và mầm non được quy định như thế nào? Thời gian nghỉ hè là bao lâu?
Thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông được quy định như thế nào? Thời gian nghỉ hè là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT về thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông cụ thể:
“Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
[...]
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Như vậy, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể theo quy định trên.
Thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông và mầm non
Thời gian nghỉ hàng năm đối với giáo viên mầm non quy định ra sao?
Đồng thời, tại Mục 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 quy định như sau:
“3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Dẫn chiếu cụ thể đến Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định:
"Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Một số trường hợp cần lưu ý đối với giáo viên nữ trong thời gian nghỉ thai sản?
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo các quy định trên, thời gian nghỉ hè 02 tháng đã bao gồm cả ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động (trước 2021 được quy định tại Điều 111, 112 Bộ luật Lao động 2012 và từ 01/01/2021 tại Điều 113, 114 Bộ luật Lao động 2019) và được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Về bố trí nghỉ bù, theo tinh thần Công văn nêu trên, có thể hiểu rằng ngoài 06 tháng nghỉ thai sản theo quy định, cơ sở giáo dục bố trí nghỉ thêm 12 ngày (hoặc nhiều hơn nếu có thâm niên theo Điều 112).
Tuy nhiên, về mặt thực tế áp dụng thì các cơ sở giáo dục hiện nay không áp dụng thống nhất, có nơi bố trí 12 ngày, nhưng cũng có nơi bố trí nghỉ bù đúng số tháng hè trùng với thời gian nghỉ thai sản.
Vì vậy, để tránh sai sót, chúng tôi khuyến khích chị nên xin ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Cơ quan chủ quản của trường, để nhà trường căn cứ áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?