Thời gian nghiệm thu tài sản cố định đối với tài sản được mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
- Thời gian nghiệm thu tài sản cố định đối với tài sản được mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
- Đối với gói thầu mua sắm có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng thì cơ quan nào thực hiện việc nghiệm thu tài sản?
- Hồ sơ quyết toán mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Thời gian nghiệm thu tài sản cố định đối với tài sản được mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng và hạch toán nhập tài sản như sau:
Nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng và hạch toán nhập tài sản
...
2. Đối với tài sản được mua sắm tập trung và lắp đặt cho các đơn vị, trong phạm vi tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị bán hoàn thành việc lắp đặt và bàn giao tài sản theo hợp đồng đã cam kết, đơn vị tổ chức mua sắm tài sản tập trung phải hoàn thành việc nghiệm thu và bàn giao cho các đơn vị sử dụng.
3. Đối với các tài sản cố định khác do các đơn vị tổ chức mua sắm, trong phạm vi tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị bán bàn giao tài sản theo hợp đồng đã cam kết, đơn vị phải hoàn thành việc bàn giao cho các đơn vị sử dụng.
4. Các đơn vị phải kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của tài sản cố định (gồm hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ kế toán) đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu và lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ hiện hành.
5. Căn cứ biên bản nghiệm thu bàn giao, các đơn vị hạch toán nhập tài sản (hoặc tạm nhập) để trích khấu hao tài sản theo quy định.
Như vậy, đối với tài sản được mua sắm tập trung và lắp đặt cho các đơn vị thì trong phạm vi tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị bán hoàn thành việc lắp đặt và bàn giao tài sản theo hợp đồng đã cam kết, đơn vị tổ chức mua sắm tài sản tập trung phải hoàn thành việc nghiệm thu tài sản và bàn giao cho các đơn vị sử dụng.
Thời gian nghiệm thu tài sản cố định đối với tài sản được mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước là bao lâu? (Hình từ Internet)
Đối với gói thầu mua sắm có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng thì cơ quan nào thực hiện việc nghiệm thu tài sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng và hạch toán nhập tài sản như sau:
Nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng và hạch toán nhập tài sản:
1. Sau khi hoàn thành việc mua sắm tài sản cố định, Hội đồng mua sắm tài sản hoặc Hội đồng nghiệm thu tài sản (đối với gói thầu mua sắm có giá trị bằng hoặc lớn hơn 100 triệu đồng) tổ chức nghiệm thu làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng.
Hội đồng bàn giao tài sản trên cơ sở biên bản nghiệm thu tài sản và lập biên bản bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng theo quy định. Trong biên bản nghiệm thu và giao nhận, yêu cầu ghi rõ số lượng, đơn giá (theo hợp đồng, chưa bao gồm các chi phí phân bổ trong trường hợp chưa tập hợp được chi phí tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng), thành tiền (bằng tiền đồng Việt Nam). Trường hợp các đơn vị tổ chức mua sắm tài sản là hàng hoá nhập khẩu trực tiếp thì ghi rõ số tiền bằng ngoại tệ và tỷ giá tại thời điểm mua ngoại tệ để thanh toán.
2. Đối với tài sản được mua sắm tập trung và lắp đặt cho các đơn vị, trong phạm vi tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị bán hoàn thành việc lắp đặt và bàn giao tài sản theo hợp đồng đã cam kết, đơn vị tổ chức mua sắm tài sản tập trung phải hoàn thành việc nghiệm thu và bàn giao cho các đơn vị sử dụng.
...
Như vậy, đối với gói thầu mua sắm tài sản có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng thì sau khi hoàn thành việc mua sắm tài sản cố định, Hội đồng mua sắm tài sản hoặc Hội đồng nghiệm thu tài sản sẽ tổ chức nghiệm thu làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng.
Hồ sơ quyết toán mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quyết toán mua sắm tài sản cố định như sau:
Quyết toán mua sắm tài sản cố định:
Ngay sau khi hoàn thành việc mua sắm tài sản cố định và thanh lý hợp đồng, các đơn vị gửi hồ sơ quyết toán về bộ phận chức năng để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để thanh toán số tiền còn lại (theo giá trị hợp đồng) cho bên cung cấp hàng hóa.
1. Hồ sơ quyết toán gồm có:
- Công văn đề nghị duyệt quyết toán của đơn vị;
- Quyết định thành lập Hội đồng mua sắm hoặc Tổ chuyên gia đấu thầu (đối với tài sản phải tổ chức đấu thầu);
- Thông báo duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền;
- Hồ sơ đấu thầu hoặc báo giá theo qui định;
- Hợp đồng mua, bán.
- Biên bản nghiệm thu giữa người mua và người bán;
- Biên bản bàn giao tài sản cho người (đơn vị) sử dụng;
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (đối với tài sản nhập khẩu từ nước ngoài); chứng nhận chất lượng hàng hoá;
- Hóa đơn tài chính;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Phiếu bảo hành, hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng (nếu có)
- Các tài liệu có liên quan khác.
...
Như vậy, hồ sơ quyết toán mua sắm tài sản cố định bao gồm những nội dung sau:
(1) Công văn đề nghị duyệt quyết toán của đơn vị;
(2) Quyết định thành lập Hội đồng mua sắm hoặc Tổ chuyên gia đấu thầu (đối với tài sản phải tổ chức đấu thầu);
(3) Thông báo duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền;
(4) Hồ sơ đấu thầu hoặc báo giá theo quy định;
(5) Hợp đồng mua, bán;
(6) Biên bản nghiệm thu giữa người mua và người bán;
(7) Biên bản bàn giao tài sản cho người (đơn vị) sử dụng;
(8) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (đối với tài sản nhập khẩu từ nước ngoài); chứng nhận chất lượng hàng hoá;
(9) Hóa đơn tài chính;
(10) Biên bản thanh lý hợp đồng;
(11) Phiếu bảo hành, hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng (nếu có);
(12) Các tài liệu có liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?