Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?

Đối với các giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Thời gian tạm đình chỉ công tác là bao lâu? Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với giáo viên có thể dẫn đến tạm đình chỉ công tác? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?

Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với giáo viên có thể dẫn đến tạm đình chỉ công tác?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Viên chức 2010 về tạm đình chỉ công tác:

Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.

Theo đó, các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với giáo viên có thể dẫn đến tạm đình chỉ công tác được quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Giáo viên có hành vi vi phạm các quy định sau đây thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính:

- Vi phạm các quy định về nghĩa vụ của viên chức;

- Những việc viên chức không được làm;

- Nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ

- Hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể.

Trong đó, mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

(i) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

(ii) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

(iii) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

(iv) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

>> Xem thêm:

Tải về Dự thảo Luật Nhà giáo

Tải về Bảng lương giáo viên 2024 các cấp

Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?

Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh? (Hình từ Internet)

Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Luật Viên chức 2010 về tạm đình chỉ công tác:

Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.

Lưu ý: Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu giáo viên không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.

Bên cạnh đó, các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010:

Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

(1) Khiển trách;

(2) Cảnh cáo;

(3) Cách chức;

(4) Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.

Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?

Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh được quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Theo đó, quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh như sau:

- Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;

- Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;

- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Tạm đình chỉ công tác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng? Thời hạn tạm đình chỉ công tác khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng?
Pháp luật
05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Cán bộ cấp xã bị tạm đình chỉ công tác theo quy định là trong bao nhiêu ngày? Khi bị đình chỉ có được hưởng lương không?
Pháp luật
Thời gian tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên? Quy tắc ứng xử của giáo viên đối với học sinh?
Pháp luật
7 trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức từ 17/9/2024? Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác thế nào?
Pháp luật
Cán bộ có bị tạm đình chỉ công tác khi có hành động gây phiền hà cho người dân khi thực thi công vụ không?
Pháp luật
Quy định 148/QĐ-TW 2024 thẩm quyền của người đứng đầu tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới như thế nào?
Pháp luật
Có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
Pháp luật
Thủ tục ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mới nhất được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm đình chỉ công tác
532 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm đình chỉ công tác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm đình chỉ công tác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào