Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Cán bộ tiền khởi nghĩa được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì khi nào?
- Cá nhân là nữ lãnh đạo có được giảm thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến không?
Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về khen thưởng quá trình cống hiến
1. Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến quy định như sau:
a) Cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 là những người tham gia cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
b) Cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
c) Cán bộ hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong thời gian từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954;
đ) Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là người tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975;
...
Như vậy, thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào? (hình từ internet)
Cán bộ tiền khởi nghĩa được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì khi nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định như sau:
“Huân chương Độc lập” hạng Nhì
“Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật Thi đua, khen thưởng, có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân và đạt được một trong các tiêu chuẩn sau đây:
1. Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm.
2. Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm.
...
Như vậy, cán bộ tiền khởi nghĩa được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì nếu đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm.
Cá nhân là nữ lãnh đạo có được giảm thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
...
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.
Như vậy, cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến so với quy định chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?