Thời gian tối đa để Tòa án mở phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án hành chính trong trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử là 150 ngày?
- Thời gian tối đa để Tòa án mở phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án hành chính trong trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử là 150 ngày?
- Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có bị hoãn khi Thư ký phiên tòa vắng mặ không?
- Ngoài trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm do vắng mặt Thư ký phiên tòa thì trường hợp nào nữa cũng phải hoãn phiên tòa?
Thời gian tối đa để Tòa án mở phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án hành chính trong trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử là 150 ngày?
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quy định tại Điều 221 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Trừ vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
2. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng không được quá 30 ngày.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
5. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Theo quy định thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định là tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; hoặc là đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn nhưng không được quá 30 ngày.
Như vậy, thời hạn tối đa để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là 90 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
Như vậy, thời gian tối đa để Tòa án mở phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án hành chính trong trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử là 150 ngày.
Tòa án mở phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án hành chính (Hình từ Internet)
Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có bị hoãn khi Thư ký phiên tòa vắng mặ không?
Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký phiên tòa được quy định tại Điều 223 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký phiên tòa
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa.
2. Trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án.
3. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
Như vậy, phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa. Trường hợp Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
Ngoài trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm do vắng mặt Thư ký phiên tòa thì trường hợp nào nữa cũng phải hoãn phiên tòa?
Quy định về hoãn phiên tòa phúc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 232 Luật Tố tụng hành chính 2015, cụ thể:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Các trường hợp phải hoãn phiên tòa:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 161, khoản 3 và khoản 4 Điều 223, khoản 1 Điều 225 của Luật này;
b) Thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
c) Người giám định bị thay đổi;
d) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
...
Như vậy, ngoài trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm do vắng mặt Thư ký phiên tòa theo khoản 4 Điều 223 nêu trên thì một số trường hợp khác cũng phải hoãn phiên tòa phúc thẩm như người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế (khoản 2 Điều 161),...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?