Thời gian trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được chia thế nào? Việc giao ca được tiến hành ra sao?
Thời gian trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được chia thế nào? Việc giao ca được tiến hành ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên và phải được duy trì một cách thích hợp, hiệu quả để đảm bảo an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ, cụ thể:
- Thời gian trực ca biển là 04 giờ và mỗi ngày trực 02 ca cách nhau 08 giờ; trường hợp có thay đổi múi giờ thì thời gian trực ca biển do thuyền trưởng quyết định;
- Thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.
* Đối với việc giao ca trên tàu biển Việt Nam thực hiện theo khoản 4 Điều này như sau:
- Việc giao ca phải được tiến hành tại nơi trực ca. Sỹ quan trực ca phải nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. Các thuyền viên khác nhận ca ít nhất 5 phút trước khi ca trực bắt đầu. Thuyền viên giao ca phải thông báo cho thuyền viên nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu.
Thuyền viên thay ca chỉ được nhận ca khi đã đánh giá được hết tình trạng của tàu. Trường hợp tàu đang thực hiện bất cứ hành động nào để tránh nguy hiểm thì việc thay ca chỉ được thực hiện khi hành động nói trên đã hoàn thành.
- Trong trường hợp thuyền viên giao ca có lý do thấy rằng thuyền viên nhận ca không có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca một cách hiệu quả thì không giao ca trực cho thuyền viên nhận ca đó đồng thời thông báo cho thuyền trưởng biết.
Thời gian trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được chia thế nào? (Hình từ Internet)
Thuyền viên trực ca trên tàu biển Việt Nam phải mặc trang phục thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về trang phục của thuyền viên trực ca trên tàu biển Việt Nam như sau:
- Thuyền viên trực ca phải mặc trang phục, khi trực ca bờ phải mang băng trực ở tay trái và tên hiệu. Băng trực ca gồm ba sọc ngang, bề rộng của băng 45mm với mỗi sọc rộng 15mm. Màu băng trực ca được quy định như sau:
+ Băng của sỹ quan trực ca có các màu: xanh đậm - trắng - xanh đậm;
+Băng của thuyền viên khác trực ca có các màu: đỏ - trắng - đỏ.
- Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp trang phục và băng trực ca.
Thủy thủ trực ca trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào?
Tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ chung đối với các thuyền viên của tàu biển Việt Nam khi trực ca như sau:
- Không được bỏ vị trí hoặc bàn giao ca trực cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sỹ quan trực ca;
- Khi có báo động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác thay thế mới được rời khỏi vị trí đến nơi quy định theo bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp;
- Trong thời gian trực ca phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực vào sổ nhật ký của bộ phận mình theo quy định;
Bên cạnh đó đối với thủy thủ của tàu biển Việt Nam khi trực ca còn có các nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 36 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:
Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca
1. Thủy thủ trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sỹ quan boong trực ca, việc nhận và giao ca của thủy thủ trực ca do sỹ quan boong trực ca quyết định.
2. Thủy thủ trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Không được rời khỏi vị trí của mình và phải hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách mẫn cán; khi nhận ca phải tìm hiểu cụ thể tình hình của ca trực;
b) Khi nhận ca lái, thủy thủ trực ca phải tiếp nhận hướng lái và giữ nguyên hướng đi đã định. Trong khi lái, thường xuyên kiểm tra hướng lái và theo dõi hoạt động của hệ thống lái; kịp thời báo cho sỹ quan boong trực ca những sai lệch của hướng lái và trục trặc của hệ thống lái;
c) Khi tàu neo đậu ở cảng, phải có mặt ở vị trí do sỹ quan boong trực ca chỉ định và thi hành các mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca;
d) Khi trực ca phải kiểm tra, phát thẻ và ghi tên khách lên xuống tàu vào nhật ký trực ca, không được phép cho người lên tàu nếu không được sỹ quan boong trực ca chấp thuận. Khi xảy ra tai nạn, sự cố phải kịp thời phát tín hiệu báo động và hành động theo lệnh của sỹ quan boong trực ca;
đ) Theo dõi việc xếp dỡ hàng hóa, kịp thời phát hiện những bao bì hư hỏng, khiếm khuyết, xếp dỡ không đúng quy định và báo cho sỹ quan boong trực ca để xử lý;
e) Bật, tắt đèn chiếu sáng, chiếu sáng biểu trưng của tàu sơn trên ống khói vào ban đêm trong suốt thời gian tàu neo, đậu ở cảng; kéo và hạ cờ theo quy định; tuần tra theo yêu cầu của sỹ quan boong trực ca.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?