Thời giờ làm việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào?
- Thời giờ làm việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào?
- Thời giờ học tập, tập huấn của người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương không?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được bố trí lao động nữ có thai làm việc vào ban đêm hay không?
Thời giờ làm việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào?
Thời giờ làm việc của người lao động được quy định tại Điều 5 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc của người lao động: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, không quá 08 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần.
1. Tại Trụ sở chính: Giờ bắt đầu làm việc và kết thúc ngày làm việc:
- Buổi sáng từ 8 giờ 00 đến 12 giờ 00.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
2. Tại Chi nhánh, Văn phòng đại diện: Người sử dụng lao động ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện quy định giờ bắt đầu làm việc và giờ kết thúc ngày làm việc phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở làm việc. Giám đốc Chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện có trách nhiệm báo cáo với người sử dụng lao động, Sở Lao động thương binh và xã hội nơi Chi nhánh, Văn phòng đại diện đặt trụ sở và thông báo cho toàn thể người lao động tại Chi nhánh, Văn phòng đại diện biết và thực hiện.
Như vậy, theo quy định, thời giờ làm việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, không quá 08 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần, cụ thể:
(1) Tại Trụ sở chính: Giờ bắt đầu làm việc và kết thúc ngày làm việc:
- Buổi sáng từ 8 giờ 00 đến 12 giờ 00.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
(2) Tại Chi nhánh, Văn phòng đại diện: Người sử dụng lao động ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện quy định giờ bắt đầu làm việc và giờ kết thúc ngày làm việc phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở làm việc.
Thời giờ làm việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời giờ học tập, tập huấn của người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương không?
Thời giờ học tập được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Thời giờ học tập và hội họp
1. Thời giờ học tập
Người lao động có nghĩa vụ tham gia đầy đủ, chấp hành nghiêm túc các khóa đào tạo theo yêu cầu của BHTGVN. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương.
2. Thời giờ hội họp
a) Thời giờ hội họp của BHTGVN do người sử dụng lao động quyết định và được xem là thời giờ làm việc.
b) Các tổ chức chính trị, đoàn thể tự quyết định về thời giờ hội họp và phải đăng ký với người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền nhưng tối đa không quá ba ngày làm việc trong một tháng.
Như vậy, theo quy định, thời giờ người lao động học tập, tập huấn do yêu cầu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đồng ý thì được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được bố trí lao động nữ có thai làm việc vào ban đêm hay không?
Việc bố trí lao động được quy định tại Điều 10 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Một số quy định riêng về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động nữ, lao động cao tuổi.
1. Thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ trong những trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Không bố trí lao động nữ có thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.
3. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
4. Người lao động nữ trong thời gian kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương.
5. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được bố trí lao động nữ có thai từ tháng thứ 07 làm việc vào ban đêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?