Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ được quy định như thế nào?
- Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ được quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ?
- Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được phép vắng mặt khi có giấy triệu tập trong trường hợp nào?
- Điều kiện để người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được đi khỏi nơi cư trú là gì?
Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ được quy định như thế nào?
Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 504 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật này.
Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
...
Chiếu theo quy định này, thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ?
Căn cứ khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
...
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
...
Như vậy, thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị yêu cầu dẫn độ thuộc về các cơ quan/người sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành);
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp;
- Hội đồng xét xử;
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
- Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được phép vắng mặt khi có giấy triệu tập trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
...
2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
...
Căn cứ quy định này, người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được phép vắng mặt khi có giấy triệu tập nếu lý do vắng mặt là vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
Theo đó, lý do bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được hiểu là các lý do thuộc trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.
Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP trở ngại khách quan khiến cho người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được phép vắng mặt khi có giấy triệu tập bao gồm các trường hợp sau:
- Trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ;
- Đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn;
- Tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết.
Điều kiện để người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được đi khỏi nơi cư trú là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
...
5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
...
Theo quy định này, người bị yêu cầu dẫn độ đang bị chấp hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được đi khỏi nơi cư trú khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Lý do tạm thời đi khỏi nơi cư trú là vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan đã được liệt kê ở trên.
(2) Phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ.
(3) Có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?