Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học là suốt cuộc đời của tác giả đúng không?
Tác phẩm văn học có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 về loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
...
Theo quy định trên, tác phẩm văn học có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (bảo hộ quyền tác giả).
Tác phẩm văn học (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học là suốt cuộc đời của tác giả đúng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó, quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này của tác giả tác phẩm văn học được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này của tác giả tác phẩm văn học có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời của tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.
Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Đăng tác phẩm văn học lên trang thông tin điện tử mà không có sự đồng ý của tác giả thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 20 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp như sau:
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân;
b) Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
c) Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng có nội dung vi phạm pháp luật;
d) Không lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu 90 ngày kể từ thời điểm được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
đ) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử, tên cơ quan chủ quản (nếu có), tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử, số giấy phép còn hiệu lực, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp phép trên chân trang thông tin điện tử tổng hợp;
e) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
g) Không gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn đã gỡ bỏ nội dung thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Không thực hiện đăng tải nội dung thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm mà trang thông tin điện tử tổng hợp đã trích dẫn thông tin.
i) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi có thay đổi tên của tổ chức, doanh nghiệp; thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam; thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm; thay đổi, bổ sung nội dung thông tin, phạm vi cung cấp thông tin.
...
Như vậy, đăng tác phẩm văn học lên trang thông tin điện tử mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm thì bị xử phạt với mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?