Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước theo quy định là bao nhiêu năm?
- Trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước thì cần đánh giá những nội dung gì?
- Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước theo quy định là bao nhiêu năm?
- Không xem xét bổ nhiệm công chức vào chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước trong những trường hợp nào?
Trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước thì cần đánh giá những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại như sau:
Đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá năng lực thông qua mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc theo từng vị trí; tinh thần trách nhiệm trong công tác.
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của đơn vị.
- Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.
- Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình.
- Đoàn kết, quan hệ trong công tác; khả năng điều hành quản lý, tập hợp và quy tụ quần chúng.
c) Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo.
d) Chiều hướng và triển vọng phát triển.
2. Quy trình đánh giá
a) Việc đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thực hiện đồng thời với việc triển khai quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định tại Mục 1, 2, 3 Chương II và Chương III Quy định này.
b) Ngoài việc đánh giá trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, việc đánh giá đối với công chức lãnh đạo định kỳ hàng năm được thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định thì trước khi bổ nhiệm công chức, cần thực hiện đánh giá những nội dung sau đây:
(1) Đánh giá năng lực thông qua mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
(2) Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
(3) Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo.
(4) Chiều hướng và triển vọng phát triển.
Trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước thì cần đánh giá những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước theo quy định là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về thời hạn bổ nhiệm công chức như sau:
Thời hạn bổ nhiệm
1. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước là 05 năm, tính từ ngày quyết định có hiệu lực. Nếu thời hạn giữ một chức vụ cụ thể chưa đủ 05 năm mà công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới, thì thời hạn giữ chức vụ mới được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ mới.
2. Thời gian công chức giữ chức vụ lãnh đạo được giao nhiệm vụ phụ trách hoặc giao quyền của một vị trí chức vụ thì không tính vào thời hạn bổ nhiệm.
3. Những công chức được bổ nhiệm, trước đây trong quyết định bổ nhiệm chưa quy định thời hạn bổ nhiệm, thì thời hạn bổ nhiệm được tính từ ngày quyết định đó có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn mỗi lần bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước là 05 năm, tính từ ngày quyết định có hiệu lực.
Nếu thời hạn giữ một chức vụ cụ thể chưa đủ 05 năm mà công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới, thì thời hạn giữ chức vụ mới được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ mới.
Không xem xét bổ nhiệm công chức vào chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về điều kiện bổ nhiệm công chức như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
...
4. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Công chức được giới thiệu để xem xét bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác cán bộ, công chức không thuộc diện quy hoạch nhưng có trình độ, năng lực chuyên môn; kinh nghiệm thực tiễn; phẩm chất đạo đức tốt; được tín nhiệm cao trong đơn vị và sức khoẻ đảm bảo, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
6. Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định, khi xem xét, lựa chọn giới thiệu nhân sự, ưu tiên xem xét bổ nhiệm đối với công chức có nhiều thành tích đóng góp đối với ngành và đơn vị.
7. Không xem xét bổ nhiệm công chức vào chức vụ lãnh đạo, quản lý các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn thi hành kỷ luật đảng hoặc chính quyền từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
b) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Như vậy, theo quy định thì không xem xét bổ nhiệm công chức vào chức vụ lãnh đạo trong các trường hợp sau:
(1) Đang trong thời hạn thi hành kỷ luật đảng hoặc chính quyền từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
(2) Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?