Thời hạn cấp hồ sơ chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp chính sách nội trú bao gồm những gì?
Thời hạn cấp hồ sơ chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?
Thời hạn cấp hồ sơ chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp quy định về thời gian cấp chính sách nội trú như sau:
Điều 4. Trình tự và hồ sơ cấp chính sách nội trú
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông báo cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chính sách nội trú, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn học sinh, sinh viên về hồ sơ như sau:
a) Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nơi học sinh, sinh viên đang tham gia khóa học;
b) Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Gửi hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.
...
Hồ sơ cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp quy định về hồ sơ cấp chính sách nội trú như sau:
-Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú:
Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản sao Giấy khai sinh; (điểm này bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH)
+ Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
+ Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là người khuyết tật, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
+ Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
+ Đối với học sinh, sinh viên người Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
+ Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
+ Đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này và giấy tờ quy định tại một trong các Điểm c, d, đ, e, g của Khoản này phải bổ sung Giấy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ cấp chính sách nội trú được nộp và thẩm định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp quy định về trình tự và hồ sơ cấp chính sách nội trú như sau:
- Nộp hồ sơ
+Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng chính sách nội trú nộp hồ sơ 01 lần vào đầu khóa học. Riêng giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu), giấy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán phải nộp hàng năm.
+ Trường hợp trong quá trình học, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nội trú theo quy định thì không được hưởng chính sách nội trú. Việc chi trả chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tính từ ngày Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, phòng Lao động, - Thương binh và Xã hội cấp huyện nhận được hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh học bổng chính sách, các Khoản hỗ trợ trong dịp + Tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại đối với thời gian đã học từ trước thời Điểm học sinh, sinh viên gửi hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nội trú theo quy định.
+ Đối với học sinh, sinh viên chưa thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này, nếu trong thời gian tham gia khóa học, do các hoàn cảnh khách quan, chủ quan mà học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chính sách nội trú trong kỳ tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của các giấy tờ xác nhận đối tượng. Trường hợp các giấy tờ xác nhận có hiệu lực khác nhau thì thời Điểm hưởng theo giấy tờ xác nhận có hiệu lực sau cùng.
- Thẩm định hồ sơ cấp chính sách nội trú
+Đối với học sinh, sinh viên tham gia khóa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, căn cứ quy định tại Điều 1, Điều 2, Khoản 1 và Khoản 2 Điều này của Thông tư này tổ chức đối chiếu, thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo cho người học được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ;
+ Đối với học sinh, sinh viên tham gia khóa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị và hướng dẫn học sinh, sinh viên nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú) để đối chiếu, thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho người học được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã xác nhận trên đơn đề nghị cấp chính sách nội trú của học sinh, sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?