Thời hạn cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là bao lâu?
- Đồng tiền cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai quyết định?
- Thời hạn cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là bao lâu?
- Trường hợp người vay lại vốn ODA thực hiện trả nợ trong vòng 15 ngày sau ngày đến hạn trả nợ thì số nợ đã trả có phải chịu lãi suất chậm trả không?
Đồng tiền cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện cho vay lại như sau:
Điều kiện cho vay lại
1. Mức vốn cho vay lại:
Mức vốn cho vay lại đối với từng Chương trình/dự án tối đa không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của Chương trình/dự án (không bao gồm vốn lưu động).
Trị giá nhận nợ thực tế là trị giá được lũy kế theo từng lần rút vốn.
2. Đồng tiền cho vay lại, trả nợ:
a. Đồng tiền cho vay lại: Tổng Giám đốc NHPT quyết định đồng tiền cho vay lại đối với từng Chương trình/dự án, phù hợp với Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính.
b. Đồng tiền trả nợ vay: Người vay lại nhận vay lại theo đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó. Trường hợp, Người vay lại yêu cầu trả nợ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác với đồng tiền nhận nợ vay thì áp dụng tỷ giá hối đoái theo thỏa thuận với NHPT quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA.
...
Như vậy, theo quy định thì đồng tiền cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển quyết định đối với từng Chương trình/dự án, phù hợp với Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa Ngân hàng Phát triển và Bộ Tài chính.
Đồng tiền cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay lại vốn ODA theo hình thức chịu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về điều kiện cho vay lại như sau:
Điều kiện cho vay lại
...
3. Thời hạn cho vay lại:
a. Thời hạn cho vay lại phù hợp với thời gian hoàn vốn của Chương trình/dự án, khả năng trả nợ của Người vay lại và các quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính, nhưng tối đa không quá 20 năm.
b. Thời hạn ân hạn được xác định căn cứ vào thời gian xây dựng Chương trình/dự án kể từ khi khởi công đến khi Chương trình/dự án được hoàn thành đưa vào hoạt động;
4. Lãi suất cho vay lại:
a. Lãi suất cho vay lại trong hạn:
- Mức lãi suất cho vay lại: do Tổng Giám đốc NHPT quyết định phù hợp với quy định hiện hành và các quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại NHPT ký với Bộ Tài chính.
- Lãi cho vay lại được tính trên dư nợ kể từ ngày nhận nợ vay.
b. Lãi suất chậm trả: bằng 150% lãi suất cho vay lại. Lãi chậm trả được tính trên số nợ (gốc, lãi) chậm trả tính từ ngày đến hạn trả nhưng chưa trả cho đến ngày thực tế trả nợ.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn cho vay lại vốn ODA phù hợp với thời gian hoàn vốn của Chương trình/dự án, khả năng trả nợ của Người vay lại và các quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký giữa NHPT và Bộ Tài chính, nhưng tối đa không quá 20 năm.
Trường hợp người vay lại vốn ODA thực hiện trả nợ trong vòng 15 ngày sau ngày đến hạn trả nợ thì số nợ đã trả có phải chịu lãi suất chậm trả không?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về việc thu hồi nợ như sau:
Thu hồi nợ (gốc và lãi)
1. Đến kỳ hạn trả nợ quy định trong Hợp đồng tín dụng ODA đã ký, Người vay lại có trách nhiệm chủ động trả đủ nợ (gốc và lãi) cho NHPT.
2. Trường hợp Người vay lại không trả đủ nợ (gốc và lãi) thì NHPT sẽ chuyển số nợ (gốc và lãi) còn phải trả nhưng chưa trả sang nợ chậm trả và áp dụng lãi suất chậm trả.
3. Lãi cho vay lại và lãi chậm trả được tính theo phương pháp tích số và trên cơ sở số ngày thực tế sử dụng vốn và một năm có 360 ngày. Trường hợp, Người vay lại thực hiện trả nợ trong vòng 15 ngày sau ngày đến hạn trả nợ thì số nợ (gốc và lãi) đã trả không phải chịu lãi suất chậm trả.
4. Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ: Đối với các khoản trả gốc và lãi ghi trong Hợp đồng tín dụng ODA, Người vay lại phải hoàn trả theo thứ tự ưu tiên ngang bằng với bất kỳ khoản vay nào khác của Người vay lại. Trong trường hợp Người vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự để ưu tiên trừ nợ sẽ là: lãi phạt, lãi chậm trả, lãi đến hạn, gốc chậm trả, gốc đến hạn.
5. Trường hợp Người vay lại thực hiện trả nợ (gốc, lãi) trước hạn, phải có văn bản thông báo gửi NHPT và được NHPT chấp thuận bằng văn bản tối thiểu 30 ngày trước khi thực hiện trả nợ.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người vay lại vốn ODA thực hiện trả nợ trong vòng 15 ngày sau ngày đến hạn trả nợ thì số nợ (gốc và lãi) đã trả không phải chịu lãi suất chậm trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?