Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định, theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
...
Tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị
...
c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
...
Theo như quy định trên, có thể thấy, thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng có giới hạn tối đa như sau:
- 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm: Người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia.
- 30 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm: Các trường hợp còn lại.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã (Hình từ Internet)
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cấp nhằm mục đích gì và phần thông tin người bệnh ghi như thế nào?
Theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT thì giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cấp nhằm Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Và phần thông tin người bệnh được điền như sau:
- Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
- Dòng thứ hai:
Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
- Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.
- Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp: trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Tải về Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?