Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản được tính như thế nào? Tổ chức có được trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp phép không?
- Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì? Thời hạn Giấy phép khai thác khoáng sản là bao lâu?
- Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản được tính như thế nào?
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản?
- Tổ chức có được trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp phép không?
Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 quy định về nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản được tính như thế nào?
Nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì? Thời hạn Giấy phép khai thác khoáng sản là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
- Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
- Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
- Thời hạn khai thác khoáng sản;
- Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
(2) Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản được tính như thế nào?
Theo Điều 38 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
"Điều 38. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản.
2. Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét."
Thời hạn Giấy phép khai thác khoáng sản được tính dựa trên thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản?
Tại khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, theo đó tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ như sau:
- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
- Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
- Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
- Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức có được trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp phép không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, theo đó tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
- Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
- Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
- Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên đây tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có quyền trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
Tải về mẫu giấy phép khai thác khoán sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?