Thời hạn để Bộ Ngoại giao kiểm tra điều ước quốc tế là bao lâu? Việc kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế
1. Văn bản đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
2. Dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế.
3. Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế.
5. Ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Văn bản điều ước quốc tế.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm văn bản đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế, dự thảo tờ trình Chính phủ về đề xuất ký điều ước quốc tế; văn bản điều ước quốc tế.
Đồng thời hồ sơ cũng bao gồm báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Và báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế và ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thời hạn để Bộ Ngoại giao kiểm tra điều ước quốc tế là bao lâu?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 18 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế như sau:
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trong thời hạn 30 ngày trong trường hợp thành lập Hội đồng kiểm tra quy định tại khoản 3 Điều này.
...
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế.
Thành phần của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế hoặc trong thời hạn 30 ngày trong trường hợp thành lập Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế.
Hội đồng kiểm tra để kiểm tra điều ước quốc tế được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thành lập trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp.
Thành phần của Hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Việc kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế như sau:
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế
...
2. Nội dung kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm:
a) Sự cần thiết, mục đích ký điều ước quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài;
b) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
c) Đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản điều ước quốc tế;
e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký điều ước quốc tế;
g) Tính thống nhất của văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản điều ước quốc tế bằng tiếng nước ngoài.
...
Như vậy, việc kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên.
Trong đó có sự cần thiết, mục đích ký điều ước quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài; và đánh giá sự phù hợp của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?