Thời hạn để giải quyết thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi mua sắm tập trung là bao lâu?
Thành phần hồ sơ kiểm soát thanh toán đối với khoản chi mua sắm tập trung bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đối với khoản chi mua sắm tập trung như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
8. Thành phần hồ sơ đối với khoản chi mua sắm tập trung: Dự toán năm hoặc kế hoạch vốn đầu tư năm của chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng theo mẫu quy định tại Điều 78 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP); chứng từ chuyển tiền; văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng có quy định bảo lãnh tạm ứng); giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (trường hợp thanh toán tạm ứng); biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản theo mẫu quy định tại Điều 80 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; văn bản của đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn theo hợp đồng đã ký (trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản) hoặc chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mua sắm tập trung (trường hợp đơn vị mua sắm tập trung đề nghị cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu cung cấp tài sản).
Theo đó, thành phần hồ sơ kiểm soát thanh toán đối với khoản chi mua sắm tập trung bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 8 Điều 7 nêu trên.
Trong đó có dự toán năm hoặc kế hoạch vốn đầu tư năm của chương trình và dự án được cấp có thẩm quyền giao.
Kiểm soát thanh toán (Hình từ Internet)
Số lượng hồ sơ kiểm soát thanh toán đối với khoản chi mua sắm tập trung được quy định thế nào?
Theo khoản 11 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về số lượng hồ sơ đối với thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
11. Số lượng hồ sơ: Số lượng của từng thành phần hồ sơ quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều này là 01 bản (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao y bản chính). Riêng chứng từ chuyển tiền là 02 bản gốc (trường hợp thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp đơn vị giao dịch và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng mở tài khoản tại một đơn vị Kho bạc Nhà nước, thì bổ sung thêm 01 bản gốc tương ứng với mỗi trường hợp); giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là 02 bản gốc; giấy nộp trả kinh phí là 02 bản gốc; bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là 02 bản (bản gốc hoặc bản chính); bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng là 01 bản gốc.
Đối với trường hợp gửi hồ sơ qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, các thành phần hồ sơ phải được ký chữ ký số theo quy định.
...
Theo quy định trên, số lượng hồ sơ kiểm soát thanh toán đối với khoản chi mua sắm tập trung là 01 bản (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao y bản chính).
Riêng chứng từ chuyển tiền là 02 bản gốc (trường hợp thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp đơn vị giao dịch và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng mở tài khoản tại một đơn vị Kho bạc Nhà nước, thì bổ sung thêm 01 bản gốc tương ứng với mỗi trường hợp).
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là 02 bản gốc; giấy nộp trả kinh phí là 02 bản gốc; bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là 02 bản (bản gốc hoặc bản chính); bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng là 01 bản gốc.
Đối với trường hợp gửi hồ sơ qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, các thành phần hồ sơ phải được ký chữ ký số theo quy định.
Thời hạn để giải quyết thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi mua sắm tập trung là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
12. Thời hạn giải quyết:
a) Đối với khoản tạm ứng: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Đối với khoản thanh toán: Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
c) Đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị giao dịch mà Kho bạc Nhà nước không phải kiểm soát: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận được chứng từ chuyển tiền hợp lệ, hợp pháp của đơn vị giao dịch.
d) Đối với các khoản chi thực hiện theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, thời hạn để giải quyết thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi mua sắm tập trung tạm ứng là trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với khoản thanh toán là chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị giao dịch mà Kho bạc Nhà nước không phải kiểm soát là trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận được chứng từ chuyển tiền hợp lệ, hợp pháp của đơn vị giao dịch.
Đối với các khoản chi thực hiện theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau là trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?