Thời hạn để yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công là bao lâu? Tòa án nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
- Thời hạn để yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?
- Tòa án nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
- Việc giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tiến hành theo thủ tục như thế nào?
- Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra như thế nào?
Thời hạn để yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
(1) Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
(2) Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
- Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
- Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
(3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Như vậy, thời hạn để yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công. Ngoài ra, ngay trong quá trình đình công người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động cũng có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Quy định về việc yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Tòa án nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
Theo Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
"Điều 405. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ."
Như vậy, tòa án có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công. Trong trường hợp sau khi đã có quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công mà có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ là tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Việc giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tiến hành theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
(1) Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra như thế nào?
Theo Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công cụ thể như sau:
(1) Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.
(2) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.
(3) Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.
(4) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự.
(5) Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?