Thời hạn giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần Việt Nam đối với hộ kinh doanh là bao lâu và được làm thành bao nhiêu bản?
Thời hạn giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần Việt Nam là bao lâu?
Nội dung và thời hạn của giấy phép sản xuất kinh doanh rượu được quy định tại Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, theo đó
Nội dung và thời hạn của giấy phép
1. Nội dung của giấy phép theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép:
a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
Theo đó thì thời hạn giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần Việt Nam là 05 năm.
Thời hạn giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần Việt Nam là bao lâu? (Hình từ Internet)
Trường hợp làm mất giấy phép sản xuất kinh doanh rượu cần thì hộ kinh doanh rượu có được cấp lại giấy phép?
Cấp lại giấy phép được quy định tại Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, theo đó:
Cấp lại giấy phép
...
2. Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);
b) Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
c) Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, những trường hợp pháp luật quy định được cấp lại giấy phép sản xuất rượu bao gồm: Giấy phép hết thời hạn hiệu lực, giấy phép bị mất hoặc bị hỏng.
Do đó, khi hộ kinh doanh rượu cần Việt Nam bị mất giấy phép thì cần làm hồ sơ, thủ tục để được cấp lại giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) gồm đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Thủ tục giải quyết như sau:
Hộ gia đình nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Giấy phép kinh doanh rượu cần Việt Nam của hộ gia đình thì được làm thành bao nhiêu bản?
Gửi và lưu giấy phép được quy định tại Điều 29 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, theo đó:
Gửi và lưu giấy phép
1. Đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp: được cấp giấy phép, 01 bản gửi Bộ Công Thương (đối với giấy phép do Sở Công Thương cấp) hoặc Sở Công Thương địa phương (đối với giấy phép do Bộ Công Thương cấp).
2. Đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.
3. Đối với Giấy phép phân phối rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và 01 bản gửi mỗi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
4. Đối với Giấy phép bán buôn rượu:
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.
…
Như vậy, đối với Giấy phép kinh doanh rượu cần Việt Nam của hộ gia đình thì giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cho hộ gia đình, 01 bản gửi Sở Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?