Thời hạn gửi báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân với Viện kiểm sát các cấp như thế nào?
- Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân có những nội dung gì?
- Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân từ khi nào?
- Thời hạn gửi báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân với Viện kiểm sát các cấp như thế nào?
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm như sau:
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Báo cáo tổng kết công tác năm
1. Nội dung báo cáo đánh giá tình hình tội phạm; phân tích, tổng hợp kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và công tác xây dựng Ngành; phân tích, đánh giá toàn diện những kết quả tích cực, điểm mới so với cùng kỳ năm trước, những ưu điểm, hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực công tác và nguyên nhân; các giải pháp khắc phục, những kiến nghị, đề xuất và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (đối với báo cáo sơ kết công tác).
Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu sơ kết, tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh; đồng thời, yêu cầu báo cáo chuyên sâu một số lĩnh vực, hoạt động để phục vụ sơ kết, tổng kết công tác. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng báo cáo phục vụ công tác sơ kết của mỗi cơ quan và của toàn Ngành.
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm là một trong những báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm có nội dung:
- Nội dung báo cáo đánh giá tình hình tội phạm;
- Phân tích, tổng hợp kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và công tác xây dựng Ngành;
- Phân tích, đánh giá toàn diện những kết quả tích cực, điểm mới so với cùng kỳ năm trước, những ưu điểm, hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực công tác và nguyên nhân;
- Các giải pháp khắc phục, những kiến nghị, đề xuất và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (đối với báo cáo sơ kết công tác).
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân từ khi nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm như sau:
Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Báo cáo tổng kết công tác năm
...
2. Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo:
a) Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
b) Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo tổng kết công tác năm từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
Như vậy, thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
Thời hạn gửi báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân với Viện kiểm sát các cấp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về thời hạn gửi báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm.
Theo đó, Viện kiểm sát cấp huyện có báo cáo đến Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Các phòng thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo đến các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử) và Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có báo cáo đến các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử) và Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đến Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Phòng Tham mưu tổng hợp) trong thời hạn 09 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của toàn ngành Kiểm sát nhân dân trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Tuy nhiên, theo yêu cầu sơ kết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể quyết định thời điểm gửi báo cáo sớm hơn quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?