Thời hạn không được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sau khi thôi việc đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm là bao lâu?
- Lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ gồm những lĩnh vực nào?
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm có được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sau khi thôi việc không?
- Thời hạn không được phép thành lập doanh nghiệp sau khi thôi việc đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm là bao lâu?
Lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ gồm những lĩnh vực nào?
Theo Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC thì các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ gồm:
(1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
(2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm.
(4) Quản lý nhà nước về hải quan.
(5) Quản lý nhà nước về giá.
(6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
(7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
(8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.
(9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.
(10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.
(11) Quản lý nhà nước về tài sản công.
Thời hạn không được phép thành lập doanh nghiệp sau khi thôi việc đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm là bao lâu? (Hình từ Internet)
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm có được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sau khi thôi việc không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về nguyên tắc ứng xử như sau:
Quy tắc ứng xử
1. Người có chức vụ, quyền hạn có thời gian công tác trong các lĩnh vực nêu tại Điều 5 Thông tư này sau khi thôi chức vụ không được thành lập, giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Dẫn chiếu Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về đối tượng người có chức vụ, quyền hạn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
...
Theo đó, cá nhân đã từng là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực mà mình phụ trách trước đây.
Thời hạn không được phép thành lập doanh nghiệp sau khi thôi việc đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm là bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về thời hạn không được phép thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ
1. Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
2. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
Như vậy, căn cứ quy định vừa nếu và danh mục các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi việc thì trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo hiểm không được thành lập doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?