Thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu là bao lâu?
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai?
- Thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là bao lâu?
- Công chức có được làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hay không?
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên;
b) Kiểm soát viên;
c) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị;
b) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các Công ty lớn có vốn đầu tư của các Tổng công ty thuộc Bộ.
Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị;
(2) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
a) Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp là 05 năm;
Đối với Kiểm soát viên, thời hạn giữ chức vụ là 03 năm.
b) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
c) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ
a) Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
- Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
- Trường hợp người đại diện được cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.
b) Thời điểm để tính thời hạn làm đại diện là ngày người đại diện được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý.
Như vậy, thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
Công chức có được làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về kiêm nhiệm như sau:
Quy định về kiêm nhiệm
...
2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Người đại diện
- Không là cán bộ, công chức, viên chức;
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
- Không kiêm nhiệm làm đại diện ở Tổng công ty khác do Bộ Xây dựng là chủ sở hữu.
- Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu giao.
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty có thể kiêm nhiệm người đại diện vốn của Tổng công ty giữ chức Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị tại các công ty con, công ty liên kết nhưng không quá 03 đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định thì công chức không được làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trường hợp công chức được cử làm đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?