Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư thành vốn vay nước ngoài là bao lâu?
- Ngày xác định nghĩa vụ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án thành vốn vay nước ngoài là ngày nào?
- Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư thành vốn vay nước ngoài là bao lâu?
- Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay có phải khoản vay nước ngoài không?
Ngày xác định nghĩa vụ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án thành vốn vay nước ngoài là ngày nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký cụ thể như sau:
Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký
...
4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là:
a) Ngày tiền được ghi “có” trên tài khoản của bên đi vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền;
b) Ngày bên cho vay thanh toán cho người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
c) Ngày bên đi vay được ghi nhận là hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên cho vay trong trường hợp các bên lựa chọn rút vốn khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức thanh toán bù trừ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 Thông tư này.
d) Ngày bên đi vay nhận tài sản thuê đối với các khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Như vậy, ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài được xác định là
+ Ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành,
+ Ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP),
+ Ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau).
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư thành vốn vay nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư thành vốn vay nước ngoài là bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về trình tự thực hiện đăng ký khoản vay như sau:
Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:
a) Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn gửi hồ sơ:
Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tới Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 20 Thông tư này trong thời hạn:
a) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;
b) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên;
c) 30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài.
d) 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:
Như vậy, thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài là 30 ngày làm việc kể từ:
+ Ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành,
+ Ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP),
+ Ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau).
Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay có phải khoản vay nước ngoài không?
Khoản vay nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN là:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay là khoản vay nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?