Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là bao lâu?
- Hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gồm những gì?
- Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là bao lâu?
- Thời hạn để bổ sung hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chưa hợp lệ là bao lâu?
- Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi báo cáo về Tổng cục bao nhiêu tháng một lần?
Hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế quản lý nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-TĐC năm 2018, có quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bao gồm:
1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ của đơn vị chủ trì.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu PL6-BCTH-TXTCN;
3. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ theo mẫu PL6-BCSDKP-TXTCN.
4. Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
5. Các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gồm:
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ của đơn vị chủ trì.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.
- Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-TĐC năm 2018, có quy định về nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu
1. Thời hạn nộp hồ sơ: việc nộp hồ sơ thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có).
2. Hồ sơ được nộp trực tiếp đến Vụ Kế hoạch Tài chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn nộp hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là trong 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có).
Thời hạn để bổ sung hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chưa hợp lệ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Quy chế quản lý nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-TĐC năm 2018, có quy định về nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu
…
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Vụ kế hoạch Tài chính phải thông báo cho đơn vị chủ trì tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì đơn vị chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Vụ Kế hoạch Tài chính
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn để bổ sung hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chưa hợp lệ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Vụ Kế hoạch Tài chính.
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi báo cáo về Tổng cục bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-TĐC năm 2018, có quy định về kiểm tra, đánh giá như sau:
Kiểm tra, đánh giá
1. Trong quá trình triển khai thực hiện, đơn vị chủ trì có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót làm ảnh hưởng đến nội dung, tiến độ kế hoạch, kết quả của các nhiệm vụ đã được phê duyệt.
2. Định kỳ 6 tháng 1 lần (vào ngày 15/3 và ngày 15/9 hàng năm), đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm gửi báo cáo về Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch Tài chính) về tình hình thực hiện và tiến độ giải ngân kinh phí theo mẫu PL5-BCĐK- TXTCN.
3. Vào Quý III hàng năm, Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ kiểm tra tiến độ thực hiện, kết quả đạt được, tình hình giải ngân và sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; trường hợp kiểm tra đột xuất sẽ thông báo cho đơn vị chủ trì trước 01 ngày làm việc.
4. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp kết quả, đề xuất phương án xử lý cần thiết. Kết quả kiểm tra là căn cứ để Lãnh đạo Tổng cục xem xét việc đình chỉ hoặc tiếp tục triển khai thực hiện, Điều chỉnh bổ sung và thanh lý hợp đồng. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ lưu ở Vụ Kế hoạch Tài chính, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi báo cáo về Tổng cục theo định kỳ 06 tháng 01 lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?