Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hay không?
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hay không?
Theo Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
"Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau."
Đồng thời tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Như vậy theo quy định trên thì thời hạn ra quyết định xử phạt được tính theo ngày làm việc, theo đó sẽ không bao gồm thứ 7 và chủ nhật.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hay không?
Có trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Sẽ có các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm:
- Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này gồm:
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
+ Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt.
- Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Quy định về nguyên tắc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Về nguyên tắc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác."
Đồng thời quyết định vi phạm hành chính phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm đ khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?