Thời hạn thanh toán trong giao dịch thương mại hiện nay được quy định ra sao? Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán hay không?
Có được quy định số ngày nợ cho khách hàng hay không?
Căn cứ Điều 55 Luật Thương mại 2005 quy định về hợp đồng thương mại có nêu:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này."
Như vậy, khi tiến hành các hoạt động thương mại, các bên có quyền thỏa thuận về thời hạn thanh toán, số ngày nợ là do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận khác thì áp dụng như Điều 55 trên. Cho nên thực tế " Thời gian nợ" mà bạn trình bài trên là thời hạn thanh toán theo pháp luật quy định.
Cho nên thời hạn thanh toán ở đây pháp luật cho các bên tư do thỏa thuận mà không gặp bất kỳ một khó khăn nào, miễn sao thời hạn thanh toán không trái với quy định của pháp luật là được.
Thời hạn thanh toán trong giao dịch thương mại
Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán hay không?
Căn cứ Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
- Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì hoàn toàn có quyền tạm ngừng việc thanh tóa theo quy định của pháp luật hiện hành.
Địa điểm thanh toán sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm thanh toán như sau:
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác ra sao?
Căn cứ Điều 61 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong các trường hợp khác như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
- Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
- Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Luật thương mại 2005 quy định giao chứng từ liên quan đến hàng hoá như sau:
- Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
- Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.
- Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Như vậy, việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định rỏ ràng ở trên, gửi đến bạn xem xét thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về chỉ định thầu mới từ 2025? Quy trình chỉ định thầu thông thường và rút gọn thế nào?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối có được tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế?
- Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?
- Bài tham luận xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện? Tham luận chuyên đề xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh thế nào?
- Cơ chế hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định?