Thời hạn tiếp nhận người thực hành công tác xã hội? Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về công tác xã hội?
Thời hạn tiếp nhận người thực hành công tác xã hội?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.
b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
...
Như vậy, người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị thực hành công tác xã hội.
Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP thì người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.
- Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.
Thời hạn tiếp nhận người thực hành công tác xã hội? Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về công tác xã hội? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hành công tác xã hội được quy định như thế nào?
Nguyên tắc thực hành công tác xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
- Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp,
- Thực hiện tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác theo quy định của pháp luật) có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành.
- Thời gian thực hành đối với trình độ đại học trở lên từ đủ 12 tháng, trình độ cao đẳng từ đủ 09 tháng, trình độ trung cấp từ đủ 06 tháng tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
- Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về công tác xã hội?
Trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về công tác xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác xã hội và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chiến lược, đề án, dự án, chính sách phát triển công tác xã hội và quy hoạch, củng cố phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
- Phát triển đội ngũ người làm công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
- Xác định số lượng người hành nghề công tác xã hội theo quy mô dân số, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.
(2) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp người làm công tác xã hội; hướng dẫn thực hành công tác xã hội.
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội và chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội.
(4) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
(5) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội và bồi dưỡng, nâng cao năng lực người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội.
(6) Ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực công tác xã hội; xây dựng hệ thống thông tin quản lý người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ kiểm tra chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trực tuyến do ai cung cấp theo Nghị định 68?
- Mẫu Thư xin lỗi khách hàng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Nội dung tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua phải được thể hiện như thế nào trong hóa đơn theo Nghị định 123?
- Dân quân tự vệ được tổ chức ở địa phương gọi là gì? Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ có phải là nhiệm vụ của Dân quân tự vệ?
- Chuyên gia vận hành hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được thuê làm việc theo hợp đồng đúng không?