Thời hạn xuất trình của tờ séc để thanh toán séc là bao lâu? Việc thanh toán séc được thực hiện thế nào?
Thời hạn xuất trình của tờ séc để thanh toán séc là bao lâu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 28 Nghị định 159/2003/NĐ-CP quy định về thời xuất trình của tờ séc như sau:
Thời hạn và địa điểm xuất trình séc
1. Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát.
2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho séc không thể được xuất trình để thanh toán đúng thời hạn thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài quá thời gian quy định ở khoản 1 Điều này và ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt tờ séc phải được xuất trình để thanh toán. Thời hạn kéo dài trong trường hợp này là không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.
...
Theo quy định trên, thời hạn xuất trình của tờ séc để thanh toán séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát.
Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho séc không thể được xuất trình để thanh toán đúng thời hạn thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài quá thời gian quy định và ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt tờ séc phải được xuất trình để thanh toán.
Lưu ý là thời hạn kéo dài là không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.
Thanh toán séc (Hình từ Internet)
Tờ séc phải được xuất trình để thanh toán séc tại địa điểm nào?
Theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 159/2003/NĐ-CP quy định về địa điểm xuất trình séc như sau:
Thời hạn và địa điểm xuất trình séc
...
3. Trong thời hạn quy định trên, tờ séc phải được xuất trình để thanh toán tại :
a) Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc; hoặc
b) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì tờ séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán; hoặc
c) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của người thực hiện thanh toán, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán; hoặc
d) Nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định tại Điều 29 Nghị định này, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Theo đó, tờ séc phải được xuất trình để thanh toán séc tại một trong những địa điểm sau:
+ Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc.
+ Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì tờ sécđược xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán.
+ Nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Việc thanh toán séc được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về thực hiện thanh toán như sau:
Thực hiện thanh toán
1. Séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình và tại địa điểm xuất trình quy định tại Điều 28 Nghị định này, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm thanh toán trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó, nếu người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc đó.
Người thực hiện thanh toán nếu không tuân thủ quy định trên sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ ngày tờ séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình tờ séc.
Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày ký phát trên tờ séc, thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên séc theo quy định nói trên.
2. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát, thì người thực hiện thanh toán vẫn có thể thanh toán nếu người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc đó.
3. Trường hợp khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, thì người thực hiện thanh toán có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc.
...
4. Trường hợp tờ séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì tờ séc vẫn có hiệu lực thanh toán theo các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Việc thanh toán tờ séc tại người thực hiện thanh toán chấm dứt sau 06 tháng kể từ ngày ký phát ghi trên tờ séc.
Như vậy, việc thanh toán séc được thực hiện theo quy định tại Điều 31 nêu trên.
Và việc thanh toán tờ séc tại người thực hiện thanh toán chấm dứt sau 06 tháng kể từ ngày ký phát ghi trên tờ séc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?