Thời hiệu khởi kiện áp dụng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính khác nhau như thế nào?
- Thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì?
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính khác nhau như thế nào?
- Người khởi kiện có được thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện hành chính, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn không?
- Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện có tính vào thời hiệu khởi kiện hành chính hay không?
Thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì?
Thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính được giải thích tại khoản 1 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện áp dụng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính khác nhau như thế nào?
Thời hiệu khởi kiện áp dụng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính khác nhau như thế nào, thì căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 như sau:
Thời hiệu khởi kiện
...
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
...
Theo quy định trên, khoản 2 là quy định xác định thời hiệu khởi kiện hành chính trong trường hợp đương sự không thực hiện cơ chế khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là căn cứ khởi kiện.
Khoản 3 là quy định xác định thời hiệu khỏi kiện hành chính trong trường hợp đương sự thực hiện khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Ví dụ: UBND tỉnh A ban hành Quyết định hành chính A, ảnh hưởng đến quyền lợi của ông B. Lúc này xác định thời hiệu khởi kiện như sau:
- Nếu ông B không khiếu nại quyết định hành chính mà khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì thời hiệu khởi kiện xác định theo khoản 2.
- Nếu ông B thực hiện khiếu nại quyết định hành chính thì thời hiệu khởi kiện xác định theo khoản 3.
Thời hiệu khởi kiện (Hình từ Internet)
Người khởi kiện có được thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện hành chính, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn không?
Theo khoản 2 Điều 56 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Theo đó, người khởi kiện được quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện hành chính, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện có tính vào thời hiệu khởi kiện hành chính hay không?
Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện có tính vào thời hiệu khởi kiện hành chính hay không, thì theo khoản 2 Điều 122 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
1. Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
2. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
3. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Theo đó, thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?