Thời kỳ tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được tính từ khi nào theo quy định?
- Thời kỳ tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được tính từ khi nào?
- Căn cứ vào đâu để người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến?
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như thế nào trong việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến?
Thời kỳ tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được tính từ khi nào?
Thời kỳ tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Hoạt động tự kiểm tra
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một (01) lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.
2. Thời gian tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
3. Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì thời kỳ tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được tính từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến?
Căn cứ để người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến được quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Trình tự tiến hành tự kiểm tra
Căn cứ thời gian và kế hoạch tự kiểm tra đã xác định, người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra, đồng thời đăng ký tài khoản trên trang thông tin điện tử để lấy phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Thành phần đoàn tự kiểm tra gồm: đại diện người sử dụng lao động làm trưởng đoàn; thành viên đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động; đại diện người lao động và thành phần khác có liên quan do người sử dụng lao động tự quyết định.
Đoàn tự kiểm tra tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng theo từng nội dung tự kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra biện pháp khắc phục nội dung không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận tự kiểm tra được đăng trên trang thông tin điện tử, được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.
Đối với những nội dung cần phải đến hiện trường sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc của người lao động thì đoàn tự kiểm tra đến để xem xét, kiểm tra, cần thiết có giải pháp khắc phục ngay những vi phạm (nếu có).
Hồ sơ tự kiểm tra gồm phiếu tự kiểm tra, kết luận tự kiểm tra, văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp và các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Theo quy định trên thì căn cứ vào thời gian và kế hoạch tự kiểm tra đã xác định để người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như thế nào trong việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến?
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như thế nào trong việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại Thông tư này. Khi có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động, người sử dụng lao động đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trong báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; đảm bảo đúng thời hạn báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
3. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để thực hiện các kiến nghị, phản hồi của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Theo đó, trong việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động thì người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau:
- Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại Thông tư này.
Khi có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động, người sử dụng lao động đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trong báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; đảm bảo đúng thời hạn báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
- Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để thực hiện các kiến nghị, phản hồi của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?