Thổi nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp bị phạt bao nhiêu? Có được tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt không?
Uống bao nhiêu bia rượu thì bị phạt vi phạm nồng độ cồn?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Như vậy, không phân biệt uống nhiều hay ít rượu bia, miễn có uống rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì là hành vi vi phạm pháp luật.
Thổi nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp bị phạt bao nhiêu? Có được tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt không? (Hình từ Internet)
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy, xe đạp là bao nhiêu?
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
(1) Mức phạt vi phạm nồng độ cồn xe ô tô:
Mức phạt tiền | Nồng độ cồn | Phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý |
Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
(2) Mức phạt vi phạm nồng độ cồn xe máy:
Mức phạt tiền | Nồng độ cồn | Phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý |
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
(3) Mức phạt vi phạm nồng độ cồn xe đạp:
Mức phạt tiền | Nồng độ cồn | Căn cứ pháp lý |
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. | Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. | Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. | Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Người có thẩm quyền xử phạt có được tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
Như vậy, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu trữ cơ quan là gì? Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan là 03 tháng đối với hồ sơ, tài liệu nào?
- Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là gì? Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ những nguồn nào?
- Văn bản chuyên ngành là gì? Ai quy định việc cấp số văn bản chuyên ngành theo quy định Nghị định 30?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng có bao gồm tài liệu khảo sát xây dựng? Công tác thiết kế xây dựng được quản lý như thế nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?