Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng khi bị ốm đau dài ngày (bệnh lao) được pháp luật quy định như thế nào?
- Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng khi bị ốm đau dài ngày (bệnh lao) được pháp luật quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm theo quy định pháp luật
- Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm?
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng khi bị ốm đau dài ngày (bệnh lao) được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
...
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
[...]
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện."
Mặc khác, theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, thì bệnh lao được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày.
Theo thông tin anh cung cấp thì vợ anh điều trị bệnh lao trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy trường hợp này vợ anh không phải thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, vợ anh cần phải thực hiện theo đúng thủ tục trên.
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng khi bị ốm đau dài ngày (bệnh lao)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 8 Luật Việc làm 2013 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm như sau:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm.
Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm?
Tại Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?