Thông chốt CSGT bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ vào đâu để quyết định mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi thông chốt CSGT?
Thông chốt CSGT bị phạt bao nhiêu tiền?
Chốt CSGT được hiểu là những điểm kiểm soát giao thông do Cảnh sát giao thông lập để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Các chốt CSGT thường được lập tại các đoạn đường thường xuyên xảy ra vi phạm hoặc các khu vực có giao thông phức tạp để kịp thời giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông.
Và dựa vào các tình huống thực tế thì hành vi thông chốt CSGT là hành vi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu dừng xe để kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông tại các chốt CSGT.
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì cá nhân có hành vi thông chốt CSGT (không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra của cảnh sát giao thông) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Theo điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Theo điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Theo điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
(Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Xử phạt đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
(Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ngoài ra, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông cũng có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. (Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Thông chốt CSGT bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ vào đâu để quyết định mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi thông chốt CSGT? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để quyết định mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi thông chốt CSGT?
Căn cứ theo kkhoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
...
Theo đó, mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi thông chốt CSGT là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định.
Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Chốt CSGT có được lập ở nơi che khuất tầm nhìn không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA về việc Cảnh sát giao thông được tuần tra kiểm soát công khai như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
...
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
...
Theo đó, khi lập chốt tuần tra kiểm soát thì cần phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?