Thống đốc NHNN có thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với những doanh nhân nào theo quy định?
Thống đốc ngân hàng nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC như sau:
Thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét cho phép sử dụng thẻ đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 9 Quyết định này đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân đang làm việc tại các tổ chức tín dụng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty, Chủ tịch công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm xem xét cho phép sử dụng thẻ đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 9 Quyết định này đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC trong trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định này đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định này.
4. Người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương hoặc lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định này.
5. Trong trường hợp đặc biệt, cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định việc cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ký văn bản hoặc ủy quyền cho cấp phó ký văn bản cho phép doanh nhân thuộc thẩm quyền quản lý được sử dụng thẻ ABTC.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thống đốc ngân hàng nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với doanh nhân đang làm việc tại các tổ chức tín dụng.
Thống đốc NHNN có thẩm quyền xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC đối với những doanh nhân nào theo quy định? (Hình từ Internet).
Các doanh nhân làm việc tại các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện nào để được xem xét cho phép sử dụng thẻ ABTC?
Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định về điều kiện được xem xét cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC, cụ thể như sau:
Điều kiện được xem xét cấp thẻ ABTC
1. Điều kiện đối với cơ quan, tổ chức nơi doanh nhân đang làm việc:
Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp thường niên và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.
2. Điều kiện đối với doanh nghiệp nơi doanh nhân đang làm việc:
a) Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan khác;
b) Doanh nghiệp phải có các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC;
c) Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.
3. Điều kiện đối với doanh nhân đề nghị cấp thẻ ABTC:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;
c) Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nhân làm việc tại các tổ chức tín dụng đề nghị cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;
- Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
Thẻ ABTC không còn giá trị sử dụng khi nào?
Căn cứ theo Điều 18 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định các trường hợp hủy giá trị sử dụng thẻ đi lại doanh nhân APEC, cụ thể như sau:
Các trường hợp hủy giá trị sử dụng thẻ ABTC
1. Doanh nhân bị mất thẻ ABTC.
2. Doanh nhân không còn giữ các chức vụ hoặc thay đổi chức vụ nêu tại Điều 9 Quyết định này.
3. Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động.
4. Giả mạo hồ sơ doanh nhân để được cấp thẻ ABTC.
5. Doanh nhân không còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
6. Doanh nhân đang phải chấp hành bản án hình sự hoặc có phán quyết của Tòa án về việc hạn chế đi lại.
7. Doanh nhân có tên trong danh sách thông báo của cơ quan có thẩm quyền của một nền kinh tế thành viên ghi trên thẻ thông báo thẻ ABTC của doanh nhân đó không còn giá trị. Khi đó thẻ ABTC chỉ còn giá trị nhập cảnh, xuất cảnh các nền kinh tế còn lại có tên ghi trên thẻ.
8. Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Theo đó, có 08 trường hợp thẻ đi lại doanh nhân APEC bị huỷ giá trị sử dụng như sau:
- Doanh nhân bị mất thẻ ABTC.
- Doanh nhân không còn giữ các chức vụ hoặc thay đổi chức vụ nêu tại Điều 9 Quyết định này.
- Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động.
- Giả mạo hồ sơ doanh nhân để được cấp thẻ ABTC.
- Doanh nhân không còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
- Doanh nhân đang phải chấp hành bản án hình sự hoặc có phán quyết của Tòa án về việc hạn chế đi lại.
- Doanh nhân có tên trong danh sách thông báo của cơ quan có thẩm quyền của một nền kinh tế thành viên ghi trên thẻ thông báo thẻ ABTC của doanh nhân đó không còn giá trị. Khi đó thẻ ABTC chỉ còn giá trị nhập cảnh, xuất cảnh các nền kinh tế còn lại có tên ghi trên thẻ.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Như vậy, thẻ ABTC không còn giá trị sử dụng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?