Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm những thông tin nào theo quy định?
- Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm những thông tin nào theo quy định?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của ai?
- Cha, mẹ có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm những thông tin nào theo quy định?
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em được quy định tại Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Như vậy, theo quy định, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em bao gồm các thông tin về:
(1) Tên, tuổi;
(2) Đặc điểm nhận dạng cá nhân;
(3) Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
(4) Hình ảnh cá nhân;
(5) Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
(6) Tài sản cá nhân;
(7) Số điện thoại;
(8) Địa chỉ thư tín cá nhân;
(9) Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán;
(10) Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em;
(11) Thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em gồm những thông tin nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của ai?
Việc đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Đồng thời phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
Cha, mẹ có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định tại Điều 34 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Như vậy, theo quy định, cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng.
Đồng thời, trẻ em cũng có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân thế nào? Lực lượng vũ trang nhân dân có bao gồm Quân đội nhân dân?
- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm các nhiệm vụ nào? Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở nào?
- Vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên? Đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên? Dấu hiệu dậy thì thời kỳ vị thành niên ở nam và nữ?
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?