Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai?
- Nội dung của việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại hằng năm bao gồm những gì?
- Tư liệu giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ gồm các nội dung chính nào?
- Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai?
Nội dung của việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại hằng năm bao gồm những gì?
Nội dung của việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại hằng năm được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
- Triển khai các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;
- Phương pháp và kỹ năng công tác thông tin đối ngoại;
- Kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
- Tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
- Tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam và của Bộ;
- Tình hình đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc, quản lý và tôn tạo hệ thống mốc giới của Việt Nam; phản ứng của các nước về vấn đề Biển Đông;
- Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về nhân quyền; tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam và của Bộ;
- Công tác thông tin đối ngoại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và quốc tế của Bộ;
- Phổ biến tình hình chính trị, sự thay đổi, điều chỉnh chính sách của các nước trong khu vực; kết quả công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại trong thời gian qua, phản hồi của dư luận quốc tế về quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai? (Hình từ Internet)
Tư liệu giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ gồm các nội dung chính nào?
Tư liệu giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ
1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Bộ.
2. Khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, hoặc khi nhận được đề nghị bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để phối hợp trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.
3. Tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận giải thích, làm rõ gồm các nội dung chính sau:
a) Nội dung thông tin sai lệch và cập nhật tình hình từ sau khi có thông tin sai lệch đến thời điểm giải thích, làm rõ;
b) Tác động của thông tin sai lệch đến uy tín, hình ảnh của Bộ, của đất nước;
c) Bản chất của sự việc, hiện tượng bị đưa thông tin sai lệch;
d) Căn cứ pháp lý trong nước và quốc tế, kinh nghiệm, tiền lệ xử lý liên quan đến thông tin sai lệch;
đ) Đề xuất nội dung tuyên truyền trên báo chí và định hướng dư luận.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tư liệu giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ gồm các nội dung chính sau:
- Nội dung thông tin sai lệch và cập nhật tình hình từ sau khi có thông tin sai lệch đến thời điểm giải thích, làm rõ;
- Tác động của thông tin sai lệch đến uy tín, hình ảnh của Bộ, của đất nước;
- Bản chất của sự việc, hiện tượng bị đưa thông tin sai lệch;
- Căn cứ pháp lý trong nước và quốc tế, kinh nghiệm, tiền lệ xử lý liên quan đến thông tin sai lệch;
- Đề xuất nội dung tuyên truyền trên báo chí và định hướng dư luận.
Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai?
Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ
…
4. Các Bộ chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Bộ thông qua các hình thức sau đây:
a) Ban hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch; người phát ngôn của Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
b) Cử đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hằng tháng về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại do Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức để cung cấp thông tin giải thích, làm rõ cho các cơ quan báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;
c) Đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện khác, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích, làm rõ đấu tranh với các thông tin sai lệch.
5. Tối đa không quá bảy (07) ngày sau khi nhận được thông báo từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Thông tin có nội dung bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?