Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm những gì? Thẩm quyền công bố thông tin kiểm soát đặc biệt?
Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm những gì?
Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố được quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:
Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
1. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
c) Thông tin khác.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);
c) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;
d) Họp báo;
đ) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:
- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- Thông tin khác.
Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng nào được công bố? Thẩm quyền công bố thông tin kiểm soát đặc biệt? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền công bố thông tin kiểm soát đặc biệt?
Theo Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt;
g) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt;
h) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
i) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166, khoản 9 Điều 167, khoản 3 và khoản 5 Điều 169, khoản 3 Điều 172, khoản 2, 5 và 6 Điều 174, khoản 2 Điều 176, khoản 3 và khoản 4 Điều 178, khoản 2 và khoản 3 Điều 187 (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư này), khoản 3 Điều 188 (trừ nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này), khoản 3 và khoản 4 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Theo Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Mục 5 Chương này, Chương XIII của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?