Thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?

Tôi có thắc mắc thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những gì? Việc thu thập được thực hiện bằng phương pháp chủ yếu nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Minh Tuyền tại Hà Nội.

Thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?

Theo điểm d khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin
Căn cứ vào KHKT hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:
...
2. Khảo sát và thu thập thông tin
...
d) Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ:
+ Môi trường kiểm soát;
+ Quy trình đánh giá (quản trị) rủi ro của đơn vị;
+ Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả quy trình hoạt động có liên quan và trao đổi thông tin (đối với cuộc kiểm toán tài chính);
+ Các hoạt động kiểm soát liên quan;
+ Giám sát các kiểm soát.
Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, KTVNN thực hiện theo Hệ thống CMKTNN và các hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
...

Căn cứ trên quy định thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm:

+ Môi trường kiểm soát;

+ Quy trình đánh giá (quản trị) rủi ro của đơn vị;

+ Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả quy trình hoạt động có liên quan và trao đổi thông tin (đối với cuộc kiểm toán tài chính);

+ Các hoạt động kiểm soát liên quan;

+ Giám sát các kiểm soát.

Lưu ý: Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, KTVNN thực hiện theo Hệ thống CMKTNN và các hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

Trước đây, căn cứ theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin

Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:

..

2. Khảo sát và thu thập thông tin

...

2.2. Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ

a) Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ

- Môi trường kiểm soát: Thông tin về tính chính trực và giá trị đạo đức; đảm bảo về năng lực và trình độ nhân viên; hoạt động của bộ máy kiểm soát độc lập; triết lý và phong cách điều hành của lãnh đạo; cơ cấu tổ chức thích hợp; phân công quyền hạn và trách nhiệm; các chính sách quy định về nhân sự.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng…

- Quy trình đánh giá (quản trị) rủi ro của đơn vị: Nếu đơn vị đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro thì phải tìm hiểu và đánh giá tính phù hợp của quy trình hoặc xác định những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ liên quan đến quy trình đánh giá không phát hiện được rủi ro có sai sót trọng yếu. Nếu đơn vị chưa xây dựng quy trình đánh giá rủi ro hoặc quy trình chưa chuẩn hóa thì phải đánh giá mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ khi không có quy trình đánh giá rủi ro.

- Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả quy trình hoạt động có liên quan và trao đổi thông tin (đối với cuộc kiểm toán tài chính): Các nhóm giao dịch có tính chất quan trọng đối với báo cáo tài chính; các thủ tục, tài liệu thực hiện việc tạo lập, ghi chép, xử lý, chỉnh sửa các nghiệp vụ kinh tế; cách thức tiếp nhận và xử lý các thông tin; kiểm soát các bút toán; quy trình lập và trình bày báo cáo, bao gồm cả các ước tính kế toán, thuyết minh quan trọng; cách thức trao đổi thông tin giữa lãnh đạo và bộ phận kiểm soát và với cơ quan bên ngoài.

- Các hoạt động kiểm soát liên quan: Tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của KTVNN là cần thiết để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu; các hoạt động kiểm soát bảo đảm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đơn vị: phê duyệt, đánh giá hoạt động, xử lý thông tin, kiểm soát vật chất, thực hiện các nguyên tắc trong phân công nhiệm vụ; chú trọng quan tâm đến các hoạt động kiểm soát liên quan đến rủi ro đáng kể và theo xét đoán của kiểm toán viên là có liên quan, các hoạt động kiểm soát các nghiệp vụ, giao dịch được coi có rủi ro sai sót trọng yếu cao hơn; cách thức đơn vị xử lý rủi ro phát sinh từ công nghệ thông tin.

- Giám sát các kiểm soát: Giám sát kiểm soát đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; việc tạo lập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; biện pháp khắc phục các khiếm khuyết trong kiểm soát của đơn vị.

Khi tìm hiểu Hệ thống kiểm soát của đơn vị, KTVNN thực hiện theo hướng dẫn từ Đoạn 18 đến Đoạn 44 của CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính; Đoạn 11 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

Kiểm soát nội bộ

Thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?

Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện bằng những phương pháp chủ yếu nào?

Theo điểm d khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin
Căn cứ vào KHKT hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:
...
2. Khảo sát và thu thập thông tin
...
d) Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ
...
- Các phương pháp thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu:
+ Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;
+ Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan;
+ Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;
+ Quan sát thực địa (nếu cần thiết);
+ Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có).

Theo đó, phương pháp chủ yếu khi thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:

+ Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;

+ Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan;

+ Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;

+ Quan sát thực địa (nếu cần thiết);

+ Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có).

Trước đây, căn cứ theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin

Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:

..

2. Khảo sát và thu thập thông tin

...

2.2. Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ

...

b) Phương pháp thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ

Các phương pháp chủ yếu:

- Cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước;

- Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;

- Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan;

- Đề nghị đơn vị báo cáo cung cấp thông tin theo đề cương;

- Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;

- Quan sát thực địa (nếu cần thiết);

- Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có).

Khi tiến hành khảo sát, Đoàn khảo sát phải thực hiện theo đúng đề cương khảo sát đã được phê duyệt không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin
Căn cứ vào KHKT hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:
...
2. Khảo sát và thu thập thông tin
...
b) Khi tiến hành khảo sát, Đoàn khảo sát phải thực hiện theo đúng đề cương khảo sát đã được phê duyệt. Việc khảo sát được thực hiện bằng cách gửi yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu; khai thác bằng công nghệ thông tin, khai thác dữ liệu điện tử của Kiểm toán nhà nước, đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan và khảo sát trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán.
...

Như vậy, khi tiến hành khảo sát, Đoàn khảo sát phải thực hiện theo đúng đề cương khảo sát đã được phê duyệt.

Việc khảo sát được thực hiện bằng cách gửi yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu; khai thác bằng công nghệ thông tin, khai thác dữ liệu điện tử của Kiểm toán nhà nước, đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan và khảo sát trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán.

Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ 13/07/2023) quy định như sau:

Khảo sát, thu thập thông tin

Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:

..

2. Khảo sát và thu thập thông tin

...

Khi tiến hành khảo sát, Đoàn khảo sát phải thực hiện theo đúng đề cương khảo sát đã được phê duyệt, giảm thiểu tối đa khảo sát trực tiếp tại đơn vị: chỉ khảo sát trực tiếp tại đơn vị khi dữ liệu lưu trữ tại Kiểm toán nhà nước không có và không thu thập được hoặc thu thập không đủ thông tin nếu chỉ thông qua khai thác bằng công nghệ thông tin từ xa trên dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan và báo cáo của đơn vị không đầy đủ hoặc có thể chậm tiến độ.

...

Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện trang phục của Kiểm toán nhà nước
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Pháp luật
Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không?
Pháp luật
Quyết định 1917 về ban hành Quy chế Thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước từ ngày 18/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp danh hiệu thi đua của Kiểm toán nhà nước và Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước tại Quyết định 1917 như thế nào?
Pháp luật
Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước từ ngày 18/11/2024 theo Quyết định 1917 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
Pháp luật
Kết quả Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Kiểm toán nhà nước năm 2024? Điểm thi vòng 2 thi tuyển dụng công chức Kiểm toán nhà nước ra sao?
Pháp luật
Kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện đối với các hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát nội bộ
3,488 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát nội bộ Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát nội bộ Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào