Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được thu thập từ giấy chứng nhận căn cước? Khai thác thông tin có cần sự đồng ý của công dân không?
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được thu thập từ giấy chứng nhận căn cước?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định về nguồn thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
...
Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập từ hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước.
Theo đó, căn cứ theo Điều 30 Luật Căn cước 2023 thì Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được thu thập từ giấy chứng nhận căn cước? (hình từ internet)
Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước có cần sự đồng ý của công dân không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
...
3. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc chia sẻ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thông qua hình thức gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
b) Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua hình thức gửi yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này khi khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước, cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác. Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm d khoản này;
...
Như vậy, việc khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải được sự đồng ý của công dân nếu đối tượng khác thác không phải là:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;
- Chính cá nhân đó.
Tức là, nếu người khai thác thông tin không thuộc 2 nhóm trên thì khi khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan quản lý căn cước và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước, cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác.
Lưu ý: Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý căn cước và một trong những người đại diện hợp pháp.
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm các thông tin nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 Luật Căn cước 2023.
- Thông tin nhân dạng.
- Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
- Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
- Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?