Thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới phải đảm bảo các yêu cầu gì? Hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các hình thức nào?
Đối với thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Theo Điều 3 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:
Yêu cầu đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới;
b) Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
c) Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới;
2. Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Theo đó, đối với thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới phải đảm bảo các yêu cầu đó là:
- Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
- Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các hình thức nào?
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định các hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:
Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Hình thức thông tin, truyền thông về giới và bình đẳng giới:
a) Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;
c) Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
d) Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
e) Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
g) Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
h) Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
2. Hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới
a) Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo;
b) Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
c) Các hình thức giáo dục khác
Theo đó, hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới:
- Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;
- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
- Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
- Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
- Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
- Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội;
- Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như thế nào trong thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới?
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định thì:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới (sau đây gọi chung là Nghị định số 70/2008/NĐ-CP).
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng bộ tài liệu nguồn về giới và bình đẳng giới; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới;
b) Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bồi dưỡng báo cáo viên pháp luật cấp trung ương kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho những người làm công tác thông tin, truyền thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ những kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới; định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên thuộc hệ thống cơ sở đào tạo của từng ngành.
6. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, nhân dân địa phương; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền về giới và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở.
7. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới; nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chương trình giáo dục về giới hoặc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào tạo và nhu cầu của người học.
8. Các cơ quan thông tin đại chúng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài về bình đẳng giới; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
9. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi trách nhiệm của mình.
10. Công dân Việt Nam có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên gia đình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng bộ tài liệu nguồn về giới và bình đẳng giới; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới;
- Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận thực hiện thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định 70/2008/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định 48/2009/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?