Thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì? Người quản lý đối tượng xác định đối tượng theo các tiêu chí nào?

Theo Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH quy định về việc thu thập thông tin liên quan về đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội cần thiết phải thu thập thông tin về gia đình đối tượng. Vậy cho tôi hỏi, thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì? Người quản lý đối tượng xác định đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo các tiêu chí nào, và Kết thúc quản lý đối tượng đối với các đối tượng trong trường hợp như thế nào?

Thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì?

Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH quy định thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm:

- Họ và tên chủ hộ, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi ở, thông tin liên lạc, mã số định danh cá nhân, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân (nếu có);

- Quan hệ với đối tượng;

- Công việc chính của gia đình;

- Số thành viên trong gia đình;

- Vị trí của đối tượng trong gia đình;

- Hoàn cảnh kinh tế;

- Nguồn thu nhập chính của gia đình, bao gồm các khoản thu nhập từ việc làm, chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và các chương trình trợ giúp xã hội khác;

- Các khoản chi phí mua lương thực, thức ăn, quần áo, học phí, tiền khám bệnh, chữa bệnh, mua thuốc và các khoản chi phí khác;

- Điều kiện chỗ ở và sinh hoạt;

- Khả năng chăm sóc đối tượng của gia đình;

- Trợ cấp xã hội hàng tháng và các dịch vụ xã hội cơ bản;

- Nhu cầu cần hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên;

- Thông tin khác (nếu có).

Thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì?

Thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì?

Người quản lý đối tượng xác định đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo các tiêu chí nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp như sau:

- Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu của đối tượng, người quản lý đối tượng xác định đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo các tiêu chí sau:

+ Có nhu cầu chăm sóc, trợ giúp khẩn cấp;

+ Có nhu cầu được chăm sóc, trợ giúp lâu dài;

+ Có nhu cầu được chăm sóc, trợ giúp liên tục;

+ Có nhu cầu chăm sóc, trợ giúp luân phiên;

+ Có nhu cầu chăm sóc bán trú;

+ Tự nguyện tham gia;

+ Đối tượng đủ điều kiện để nhận dịch vụ tại cơ sở hoặc địa phương.

Tiêu chí xác định đối tượng thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội nếu đáp ứng được các tiêu chí như trên.

Trường hợp nào thì phải kết thúc quản lý đối tượng đối với đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội?

Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH quy định về kết thúc quản lý đối tượng:

(1) Kết thúc quản lý đối tượng đối với các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Mục tiêu đã đạt được;

- Kết thúc quản lý đối tượng theo quyết định của người đứng đầu cơ sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;

- Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;

- Cơ sở không có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;

- Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;

- Đối tượng đề nghị dừng hoạt động chăm sóc, trợ giúp xã hội;

- Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;

- Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội;

- Cùng đồng ý kết thúc dịch vụ;

- Đối tượng chuyển khỏi địa bàn cung cấp dịch vụ;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Kết thúc quản lý đối tượng thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Người quản lý đối tượng báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức họp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đối tượng, gia đình hoặc người giám hộ của đối tượng để thống nhất kết thúc quản lý đối tượng;

(3) Người quản lý đối tượng, đối tượng, gia đình, người chăm sóc hoặc người giám hộ của đối tượng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội ký vào biên bản kết thúc quản lý đối tượng.

Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội sẽ bị kết thúc quản lý. Ngoài ra, kết thúc quản lý đối tượng thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Dịch vụ công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng công tác xã hội khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội cần phải có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ công tác xã hội là gì? Dịch vụ công tác xã hội có bao gồm việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
Pháp luật
Có những dịch vụ công tác xã hội nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm những bước nào?
Pháp luật
Thông tin về gia đình đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm những gì? Người quản lý đối tượng xác định đối tượng theo các tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công tác xã hội
1,108 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công tác xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào