Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
- Gia đình là gì? Những đối tượng nào được xem là thành viên gia đình? Dữ liệu cá nhân là gì?
- Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
- Doanh nghiệp thu thập thông tin về mối quan hệ gia đình của người lao động thì có phải thông báo xử lý dữ liệu cá nhân không?
Gia đình là gì? Những đối tượng nào được xem là thành viên gia đình? Dữ liệu cá nhân là gì?
Căn cứ tại khoản 2, 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thành viên gia đình bao gồm:
- Vợ, chồng;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;
- Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể;
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
- Ông bà nội, ông bà ngoại;
- Cháu nội, cháu ngoại;
- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Dữ liệu cá nhân được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Dữ liệu cá nhân cơ bản và:
- Dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm? (Hình từ Internet)
Thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân cơ bản như sau:
3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
đ) Quốc tịch;
e) Hình ảnh của cá nhân;
g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
h) Tình trạng hôn nhân;
i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, thông tin về mối quan hệ gia đình được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định.
Doanh nghiệp thu thập thông tin về mối quan hệ gia đình của người lao động thì có phải thông báo xử lý dữ liệu cá nhân không?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về thông báo xử lý dữ liệu cá nhân:
Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân
1. Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
2. Nội dung thông báo cho chủ thể dữ liệu về xử lý dữ liệu cá nhân:
a) Mục đích xử lý;
b) Loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Cách thức xử lý;
d) Thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra;
e) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.
3. Việc thông báo cho chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cần thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
7. Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp khi thu thập thông tin về mối quan hệ gia đình của người lao động thì phải tiến hành thông báo cho chủ thể dữ liệu (người lao động) về xử lý dữ liệu cá nhân, trừ các trường hợp sau:
- Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?