Thư bảo lãnh Chính phủ có được phát hành nhiều lần không? Thư bảo lãnh Chính phủ bắt buộc phải có những nội dung nào?
Thư bảo lãnh Chính phủ có được phát hành nhiều lần không?
Việc phát hành Thư bảo lãnh Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thư bảo lãnh
1. Thư bảo lãnh do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ cấp và quản lý. Bộ Tài chính chỉ cấp Thư bảo lãnh, không cấp Thư tái bảo lãnh.
2. Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
3. Bộ Tài chính phát hành văn bản riêng đối với việc sửa đổi, bổ sung Thư bảo lãnh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Đối tượng được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, Thư bảo lãnh Chính phủ chỉ được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư.
Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
Thư bảo lãnh Chính phủ có được phát hành nhiều lần không? (Hình từ Internet)
Thư bảo lãnh Chính phủ bắt buộc phải có những nội dung nào?
Nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thư bảo lãnh
...
3. Bộ Tài chính phát hành văn bản riêng đối với việc sửa đổi, bổ sung Thư bảo lãnh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Đối tượng được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
d) Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
5. Những nội dung khác của Thư bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, Thư bảo lãnh Chính phủ bắt buộc phải có các nội dung sau đây:
(1) Người bảo lãnh;
(2) Đối tượng được bảo lãnh;
(3) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
(4) Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
(5) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
(6) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
(7) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
(8) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
(9) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
Thư bảo lãnh Chính phủ có hiệu lực từ ngày nào?
Hiệu lực của Thư bảo lãnh Chính phủ được quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thư bảo lãnh
...
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
5. Những nội dung khác của Thư bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
6. Thư bảo lãnh có hiệu lực từ ngày phát hành đến ngày đối tượng được bảo lãnh hoặc người bảo lãnh hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận vay hoặc điều khoản, điều kiện của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định, Thư bảo lãnh Chính phủ có hiệu lực từ ngày phát hành đến ngày đối tượng được bảo lãnh hoặc người bảo lãnh hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận vay hoặc điều khoản, điều kiện của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?