Thu hồi con dấu có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
- Thu hồi con dấu có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
- Việc ra quyết định thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được căn cứ vào đâu?
- Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đúng không?
Thu hồi con dấu có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Như vậy, thu hồi con dấu là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Thu hồi con dấu có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không? (Hình từ Internet).
Việc ra quyết định thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được căn cứ vào đâu?
Căn cứ ra quyết định thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 35 Nghị định 44/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Căn cứ ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
Việc ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu căn cứ vào:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc ra quyết định thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được căn cứ vào:
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Biên bản lập về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể:
+ Trong quá trình kiểm tra, giám sát chấp hành án của pháp nhân thương mại phát hiện pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại lập biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án với sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không có mặt hoặc từ chối ký vào biên bản thì phải ghi rõ vào biên bản và vẫn tiến hành lập biên bản.
+ Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; căn cứ lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; tên, địa chị, mã số thuế của pháp nhân thương mại; kết quả chấp hành án của pháp nhân thương mại; ý kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
+ Biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một trong những căn cứ để cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 44/2020/NĐ-CP có nội dung quy định như sau:
Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu
1. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Theo đó, thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Như vậy, thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại sẽ không được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?