Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản theo trình tự như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
b) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
c) Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
d) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị thu hồi trong những trường hợp như sau:
- Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
- Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích; cho mượn tài sản;
- Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
- Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn liền với đất trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan, trừ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định thu hồi việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn liền với đất trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan, trừ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
4. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản gồm: Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính; danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính; hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản (kèm bản sao hồ sơ quy định tại điểm a khoản này) báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản;
c) Quyết định thu hồi tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thu hồi; cơ quan được giao thực hiện Quyết định thu hồi; danh mục tài sản thu hồi (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại); lý do thu hồi; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Sau khi có Quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện Quyết định thu hồi tổ chức việc tiếp nhận tài sản; lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều này; tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian chờ xử lý.
...
Theo đó, việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính; danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 46/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị xử lý: TẢI VỀ
+ Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản (kèm bản sao hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP) báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định thu hồi tài sản;
- Quyết định thu hồi tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thu hồi; cơ quan được giao thực hiện Quyết định thu hồi; danh mục tài sản thu hồi (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại); lý do thu hồi; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
- Sau khi có Quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện Quyết định thu hồi tổ chức việc tiếp nhận tài sản; lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP; tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian chờ xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?