Thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao phải có thời gian công tác từ bao nhiêu năm trở lên mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án?
- Có xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao hay không?
- Thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao phải có thời gian công tác từ bao nhiêu năm trở lên mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao gồm những gì?
Có xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao hay không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân, gồm:
a) Cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án; các Tòa án quân sự; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
....
Căn cứ quy định trên thì thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao thuộc một trong những đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án.
Thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao phải có thời gian công tác từ bao nhiêu năm trở lên mới được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án?
Xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án (Hình từ internet)
Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Là Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Là Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp được đề nghị xét tặng khi đủ 01 nhiệm kỳ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, các Tòa án nhân dân cấp cao, các đơn vị thuộc Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được đề nghị xét tặng khi đủ 02 nhiệm kỳ (trường hợp Thủ trưởng đã có thông báo nghỉ hưu, đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác là 01 nhiệm kỳ) và 03 nhiệm kỳ đối với cấp phó (đối với lãnh đạo là nữ được giảm 1/3 thời gian so với quy định);
c) Cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ;
...
Căn cứ quy định trên thì thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án phải có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao gồm những gì?
Theo Điều 10 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 quy định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với thư ký đang công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của đơn vị (Mẫu số 1).
2. Danh sách trích ngang các trường hợp được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (Mẫu số 2) cùng file điện tử gửi về địa chỉ: mail.toaan.gov.vn
3. Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đề nghị xét tặng. Đối với cá nhân đã nghỉ hưu, thì do đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu xác nhận (Mẫu số 3, 4).
(Trong trường hợp có lý do chính đáng, cá nhân người được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương không lập được Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác, đơn vị đề nghị xét tặng có trách nhiệm kê khai thay).
4. Đối tượng khác không phải làm bản kê khai tóm tắt quá trình công tác và thành tích cá nhân, nhưng đơn vị đề nghị xét tặng phải làm bản tóm tắt công lao, thành tích của cá nhân được đề nghị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.
5. Đối với cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thì phải có văn bản nhận xét và đề nghị của đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân.
6. Bản sao các Quyết định khen thưởng liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 8 của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?