Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội lớn hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động thì xử lý chênh lệch thu chi như thế nào?

Tôi có thắc mắc là thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội lớn hơn hoặc nhỏ hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động thì xử lý chênh lệch thu chi như thế nào? Câu hỏi của chị ở Quỳnh Anh tại An Giang.

Chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là gì?

Căn cứ theo Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg quy định như sau:

Chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí trong năm.

Như vậy, chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí trong năm.

ngân hàng 01

Chênh lệch thu chi tài chính (Hình từ Internet)

Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội lớn hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động thì xử lý chênh lệch thu chi như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định về xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm như sau:

Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm
1. Trường hợp thu nhập lớn hơn chi phí, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối theo thứ tự như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Chênh lệch thu chi sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có) và trừ khoản bổ sung quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính sẽ được phân phối tiếp như sau:
- Trích 10% vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích hai quỹ này tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện;
- Trích quỹ thưởng viên chức quản lý theo quy định chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, việc xếp loại đối với Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm do Bộ Tài chính thực hiện căn cứ vào việc hoàn thành kế hoạch hoạt động hàng năm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt đầu năm, gồm: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ thu hồi, tỷ lệ nợ khoanh, tỷ lệ nợ quá hạn và các chỉ tiêu khác;
- Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
...

Theo quy định trên, trường hợp thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội lớn hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối theo thứ tự như sau:

- Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Chênh lệch thu chi sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có) và trừ khoản bổ sung quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính sẽ được phân phối tiếp như sau:

+ Trích 10% vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;

+ Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích hai quỹ này tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện;

+ Trích quỹ thưởng viên chức quản lý theo quy định chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, việc xếp loại đối với Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm do Bộ Tài chính thực hiện căn cứ vào việc hoàn thành kế hoạch hoạt động hàng năm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt đầu năm, gồm: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ thu hồi, tỷ lệ nợ khoanh, tỷ lệ nợ quá hạn và các chỉ tiêu khác;

+ Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội nhỏ hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động thì xử lý chênh lệch thu chi như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg quy định như sau:

Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm
...
2. Trường hợp thu nhập nhỏ hơn chi phí:
Ngân hàng Chính sách xã hội được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 3 năm. Trường hợp sau 3 năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Theo đó, trường hợp thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội nhỏ hơn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động thì Ngân hàng Chính sách xã hội được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 3 năm.

Trường hợp sau 3 năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Ngân hàng Chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu giấy báo nhàu nát, rách, mất hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội? Thủ tục rút trước hạn?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không? Ngân hàng có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Quỹ khen thưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội có được dùng để thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng không?
Pháp luật
Từ ngày 30/03/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không cho học sinh, sinh viên vay vốn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? Nguồn thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Chính sách xã hội
727 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Chính sách xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Chính sách xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào