Thứ trưởng Bộ Công an có phải là Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hay không?
- Thứ trưởng Bộ Công an có phải là Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hay không?
- Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Công an phải thực hiện những nhiệm vụ chung nào?
- Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Công an phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Thứ trưởng Bộ Công an có phải là Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2022 quy định về các Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ như sau:
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo;
2. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo;
3. Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo;
4. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo;
5. Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên;
6. Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên;
7. Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên;
8. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên;
9. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên;
10. Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên;
11. Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ủy viên;
12. Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên;
13. Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy viên;
14. Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên;
...
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Công an là một trong những Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công an do Thiếu tướng Lê Quốc Hùng đảm nhiệm.
Thứ trưởng Bộ Công an có phải là Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hay không? (Hình từ Internet)
Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Công an phải thực hiện những nhiệm vụ chung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022 thì Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính sẽ có một số nhiệm vụ chung như sau:
(1) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về kết quả các nhiệm vụ được phân công.
(2) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan nơi công tác trong thực hiện nhiệm vụ là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
(3) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị ý kiến đóng góp về các vấn đề thuộc nội dung chương trình họp của Ban Chỉ đạo.
(4) Báo cáo kịp thời công việc và ý kiến giải quyết của Ban Chỉ đạo cho Thủ trưởng cơ quan nơi công tác về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành mình;
(5) Đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành.
(6) Ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.
Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Công an phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022 quy định về nhiệm vụ cụ thể của từng Ủy viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
...
2. Nhiệm vụ cụ thể của một số Ủy viên Ban Chỉ đạo:
a) Ủy viên Ban Chỉ đạo là Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Tham mưu, giúp Trưởng ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh cải cách thể chế; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
b) Ủy viên Ban Chỉ đạo là Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh cải cách tài chính công, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Ủy viên Ban Chỉ đạo là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo về biện pháp, giải pháp đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; cải cách thủ tục hành chính; thông báo kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.
d) Ủy viên Ban Chỉ đạo là Thứ trưởng Bộ Công an: Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo về biện pháp, giải pháp đẩy mạnh triển khai, vận hành, khai thác và cập nhật có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý cư trú theo hướng hiện đại với lộ trình, bước đi phù hợp.
đ) Ủy viên Ban Chỉ đạo là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo về biện pháp, giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm soát xuất, nhập cảnh, tiến tới kiểm soát tự động, thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu do bộ quản lý.
....
Như vậy, Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Công an sẽ có những nhiệm vụ cụ thể sau:
(1)Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo về biện pháp, giải pháp đẩy mạnh triển khai, vận hành, khai thác và cập nhật có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
(2) Nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý cư trú theo hướng hiện đại với lộ trình, bước đi phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?